Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Hadith thứ tư: Sự định đoạt về bổng lộc, tuổi thọ, việc làm và bất hạnh hay hạnh phúc

 Ông Abdullah bin Mas-u'd t kể: Rosul (saw) kể cho chúng tôi nghe và Người là người nói đúng nhất, chính xác nhất:

"Quả thật, mỗi người trong các người đều được tạo hóa trong bụng mẹ bốn mươi ngày đầu chỉ  bằng một giọt (máu), rồi bốn mươi ngày tiếp trở thành hòn máu đặc, rồi bốn mươi ngày tiếp trở thành phôi thai, rồi sau đó một Thiên Thần được cử phái đến thổi linh hồn vào bào thai rồi viết cho bào thai đó bốn điều: bổng lộc, tuổi thọ, việc làm và hạnh phúc hoặc bất hạnh. Ta thề bởi Thượng Đế mà không có ai khác ngoài Ngài rằng: mỗi người trong các người luôn làm việc làm của nhóm người thiên đàng (thể hiện bề ngoài cho mọi người thấy) cho đến khi (cái chết) cách y khoảng một cánh tay thì quyển sổ định mệnh đã định là y phải làm hành động của nhóm người hỏa ngục rồi bước vào hỏa ngục, và mỗi người trong các người luôn làm hành động của nhóm người hỏa ngục cho đến khi (cái chết) cách y khoảng một cánh tay thì quyển sổ định mệnh đã định là y phải làm hành động của nhóm người thiên đàng rồi bước vào thiên đàng." 

Hadith do Al-Bukhory ghi lại ở phần bắt đầu tạo hóa, chương nhắc đến các Thiên Thần, Hadith số 3208 và Muslim ghi lại ở phần định mệnh, chương tạo hóa con người trong bụng của người mẹ ra sao và sự định đoạt về bổng lộc, tuổi thọ, việc làm và bất hạnh hay hạnh phúc của y, Hadith số 1 và 2643. 


* Những bài học rút từ Hadith:

1- Con người được cấu tạo thành trong bụng mẹ y như Nabi (saw) đã báo. 

2- Bào thai ở dạng giọt máu trong thời gian bốn mươi ngày.

Hỏi: Với giọt máu đó có được phép phá bỏ hay không ?

Đáp: Một số học giả Ulama về giáo lý nói: được phép phá bỏ giọt máu đó bằng thuốc được phép sử dụng, bởi nó chưa cấu thành người và nguyên thủy cũng không phải là con người mà chỉ là giọt máu mà thôi.

Một số học giả Ulama khác thì nói: không được phép, bởi Allah đã phán:

{Mà TA (Allah) đã đặt (tinh trùng và trứng) an toàn tại một nơi chứa cố định (đó là tử cung) * Đến một thời kỳ ấn định (là sáu tháng hoặc chín tháng để trào đời).} Al-Mursalat: 21 – 22.

Vì thế, chớ có xâm phạm đến nơi an toàn đó mà phá đi bào thai. Câu nói này đúng hơn, chính xác hơn nhưng sự cấm đoán này không bằng sự cấm đoán sau đó như bốn tháng trở lên.

Hỏi: Ở giai đoạn giọt máu này, nếu bác sĩ dự đoán rằng người mẹ rất yếu e rằng chuyện không may sẽ đến với cô ta nếu chờ đến sinh nở, vậy có được phép phá thai không ?

Đáp: được phép, bởi lúc này rơi vào tình trạng bất đắc dĩ. 

3- Máu rất quan trọng với cuộc sống con người, con người trong nguyên thủy sau giọt máu là hòn máu đặc, bởi thế nếu làm cho máu chảy trong lúc mang thai rất nguy hiểm đến bào thai. 

4- Phát triển của bào thai ở giai đoạn thứ ba là phôi thai và phôi thai này sẽ phát triển tiếp tục đến hoàn thiện hoặc bị sảy thai, như Allah đã phán:

{Sau đó, thành phôi thai hoàn chỉnh và không thành hình hoàn chỉnh (tức sảy thai).} Al-Haj: 5. 

5- Khi bào thai tròn bốn tháng tuổi được ban cho linh hồn, bởi Nabi (saw) nói: "rồi sau đó một Thiên Thần được cử phái đến thổi linh hồn vào bào thai"

Có một số giao lý liên quan như sau:

a) Nếu xảy thai sau bốn tháng phải tắm, liệm, Solah cho thai nhi, chôn trong nghĩa địa Muslim rồi đặt tên và làm A'qiqoh cho thai nhi đó, bởi thai nhi đã trở thành con người thì áp dụng giáo lý như người lớn.

b) Sau khi đã được thổi linh hồn vào bào thai (tức từ bốn tháng trở đi) không được phép phá thai dù là trường hợp nào, bởi sự phá thai đó là sự hủy diệt thai nhi và tuyệt đối không được phép giết thai nhi trong khi nó là con người.

Hỏi: Nếu để bào thai tiếp tục phát triển sẽ dẫn đến cái chết của mẹ thì sao, phá thai đi để mẹ được sống hoặc tiếp tục để cho phát triển thì cả mẹ cùng con đều chết ?

Đáp:

Thứ nhất: giết một mạng để cứu một mạng là điều không được phép, tương tự thế nếu có hai có hai ông cháu đi đường cả hai đều đói bụng không gì để ăn nếu không ăn cả hai sẽ diệt vong, ngay cả lúc này tuyệt đối không được phép giết một trong hai để ăn cho người kia ăn để sống tiếp, đây là điều được cộng đồng Muslim thống nhất.

Còn nếu có một người chết trước vì đói, người còn lại ăn thịt xác chết đó để tiếp tục sống còn không sẽ bị diệt vong, hỏi trong trường hợp này có được phép ăn thịt xác chết đó không ?

Đáp: theo trường phái của Imam Ahmad là không được phép ăn thịt xác chết kia, bởi Nabi (saw) đã nói:

"Làm gãy xương người chết giống như làm gãy xương y lúc còn sống vậy." Hadith do Ahmad ghi lại. Cho nên cắt thịt xác chết giống như cắt thịt y lúc hãy còn sống.

Theo ý kiến thứ hai trong vấn đề này là được phép ăn lót dạ cho đỡ đói, bởi sinh mạng người sống quan trọng hơn sinh mạng người chết.

Đến đây, chúng ta biết được rằng nếu phá thai thì chúng ta là người hủy diệt thai nhi, còn nếu để tiếp tục phát triển thì mẹ bị hủy diệt rồi sau đó đến thai nhi thì sự diệt vong của hai mẹ con là do Allah hủy diệt họ không do bàn tay chúng ta làm. 

Thứ haiKhông nhất thiết khi người mẹ bị diệt vong thì thai nhi bị diệt vong theo sau đó đặc biệt trong thời đại chúng ta ngày nay, bởi có thể theo dõi sản phụ rồi phẩu thuật ngay khi cần thiết thì lúc đó có thể cứu sống được thai nhi, trường hợp này đã xảy ra ở một số người nuôi cừu dê họ đã kịp thời cứu sống thai nhi trước khi dê mẹ lìa đời.

Cũng vậy, nếu thai nhi có chết trong bụng mẹ không nhất thiết người mẹ bị chết theo, bởi có thể lấy thai nhi ra khỏi bụng mẹ và người mẹ vẫn bình an.

Tóm li: một khi bào thai được thổi linh hồn vào rồi (tức từ bốn tháng tuổi trở lên) tuyệt đối không được phép phá thai dù trong bất cứ trường hợp nào. 

6- Allah luôn bảo vệ tạo vật của Ngài mọi lúc mọi nơi từ khi hãy còn trong bụng mẹ Ngài đã cử Thiên Thần theo bảo vệ cho đến lúc trào đời và cả khi chết. 

7- Linh hồn được thổi vào cơ thể nhưng không biết được hình thức thổi ra sao, như Allah đã phán:

{Và Mar-yam con gái của I'mron, nàng đã giữ mình trinh tiết. Bởi thế, TA (Allah) đã thổi linh hồn vào cơ thể nàng (qua trung gian Đại Thiên Thần Jibreel).} Al-Tahreem: 12.

Nhưng chúng ta không biết được hoàn cảnh diễn ra như thế nào? Bởi đó là điều huyền bí nhưng bắt buộc người Muslim phải tin. 

8- Linh hồn là một cơ thể, bởi được thổi vào thể xác người rồi hòa lẫn vào nó.

Hỏi: Cơ thể của linh hồn có giống cơ thể của chúng ta hay không như được cấu thành từ thịt, xương, gân và da ?

Đáp: Con người chúng ta không có kiến thức về điều đó, ngược lại chúng ta trả lời như Allah đã phán trong Qur'an như sau:

{Họ hỏi Ngươi (Muhammad) về linh hồn, hãy bảo chúng: "Linh hồn là mệnh lệnh của Thượng Đế Ta."} Al-Isró: 85. 

Shaikh Al-Islam Ibnu Taimiyah nói: "Ý kiến của các nhà triết học về linh hồn như sau: có người nói: linh hồn giống như thể xác vậy như cao, thấp, mập, trắng, đen... có người nói: linh hồn là máu, có người nói: linh hồn là một phần của cơ thể người như thể tay, chân vậy.

Theo ý kiến của nhóm người Sunnah như sau: linh hồn là mệnh lệnh của Allah phán truyền, chúng ta tin tưởng với những gì được miêu tả về linh hồn từ Qur'an và Sunnah, điển hình như câu kinh:

Allah phán: {Hãy bảo (họ Muhammad): "Thần chết phụ trách việc bắt hồn các người"}  Al-Sajadah: 11.

Allah phán ở chương khác:  

{Cho đến khi các Thiên Thần của TA (Allah) bắt hồn y.} Al-An-a'm: 61. 

Được truyền lại chính xác từ Nabi (saw): "Một khi Thiên Thần bắt lấy linh hồn ra khỏi cơ thể, nếu là nhóm người của thiên đàng thì được các Thiên Thần mang vải liệm từ thiên đàng xuống liệm và chất ướp thơm từ thiên đàng xuống ướp, Thần Chết rút hồn bằng tay mình và không hề bỏ mặt linh hồn đó dù chỉ nháy mắt. Sau đó, liệm vào vải liệm rồi đưa lên trời." Hadith do Ahmad ghi lại.

Vậy linh hồn là một cơ thể nhưng không giống như cơ thể của chúng ta, chỉ có Allah duy nhất mới biết được hình dạng ra sao. Linh hồn vô cùng huyền bí như ai cũng biết trong lúc ngủ linh hồn ra khỏi thể xác nhưng không phải ra vĩnh viễn mà đôi khi chúng ta thấy được rằng chúng ta đang ở Trung Quốc hoặc ở một nơi xa xôi của trời tây, có thể đang ở trên máy bay hoặc trên xe hoặc đang chu du thiên hạ... trong khi chúng ta đang ở trên giường ngủ, dưới tấm mền. Cho nên, linh hồn là điều kỳ diệu chúng ta không có kiến thức về nó ngoại trừ điều nào được nhắc đến trong Qur'an và Sunnah mà thôi.

Một khi chính bạn không biết được việc gì xảy ra ở ngay trên cơ thể mình thì làm sao có thể biết được hình thức thuộc tính của Allah trong khi điều đó vô cùng vĩ đại, vô cùng tối cao.

Một khi bạn biết được rằng con người vô khả năng nhận thức được hình thức thuộc tính của Allah cho dù người đó là ai, thì chớ có tìm mọi cách để biết về nó cũng như hỏi về nó, bởi thế mà Imam Malik đã trả lời cho câu hỏi về hình thức Istawa (ngự trị) của Allah ra sao là điều Bid-a'h." 

9- Thiên Thần là những bề tôi được Allah sai khiến. 

10- Với bốn điều ghi chép cho con người như: bổng lộc, tuổi thọ, việc làm và hạnh phúc hoặc bất hạnh, nhưng những điều này có nghĩa là không cần làm gì cả thì bổng lộc cũng đến phải không ?

Đáp: không, để được số bổng lộc qui định sẵn chúng ta phải tìm lý do thì mới có được bổng lộc đó. 

11- Các Thiên Thần viết lên những điều trên.

Hỏi: Các Thiên Thần viết bằng chữ gì, bằng chữ Arập hay chữ Hê-brơ (chữ của người Do Thái) hay là chữ gì khác ?

Đáp: Đây là câu hỏi Bid-a'h, bắt buộc chúng ta người Muslim phải tin rằng họ Thiên Thần viết nhưng bằng loại chữ gì thì chúng im lặng không nói gì cả. 

Hỏi: Điều được viết đó viết lên trán của thai nhi hay viết lên quyển sổ?

Đáp: Có đường truyền cho rằng được viết lên trán của thai nhi và có đường truyền khác được viết lên quyển sổ, với hai điều này được giải thích như sau: có thể được viết trên quyển sổ rồi Thiên Thần lấy ra từ đó theo ý muốn của Allah và có thể được viết lên trán của thai nhi. 

12- Con người không hề biết được điều gì đã viết cho y, bởi thế y được lệnh phải cố đi tìm đường đi đúng đắn để có lợi về thân điều này hoàn toàn hợp lệ, cho nên tất cả chúng ta không biết được điều gì đã viết cho chúng ta nhưng chúng ta được lệnh phải tìm đường chân lý mà đi để được phúc lợi và tránh xa mọi điều xa có hại đến bản thân. 

13- Kết cuộc của con người chỉ có hai đường để đi:

Hoặc là bất hạnh hoặc là hạnh phúc, như Allah đã phán:

{Do đó, trong số họ có người bất hạnh và có người hạnh phúc} Hud: 105. 

Allah phán ở chương khác:

{Ngài (Allah) là Đấng tạo hóa ra các người, nhưng trong các người có số bất tin và có số tin tưởng} Al-Taghobun: 2. 

Cầu xin Allah ban cho toàn thể chúng ta thuộc nhóm người hạnh phúc, Ngài là Đấng hằng nghe lời cầu xin.

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB