Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Chương 23: Kêu gọi làm việc thiện tốt và ngăn cản điều xấu và trái đạo

 Chương 23: Kêu gọi làm việc thiện tốt và ngăn cản điều xấu và trái đạo


Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Và hãy để cho một tập thể trong số các ngươi đứng lên đi mời gọi thiên hạ đến với điều tốt lành và khuyên bảo họ làm điều thiện tốt và ngăn cản họ làm điều xấu và tội lỗi. Và đó là những người sẽ thành đạt.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 104).

Điều thiện tốt là tất cả những việc làm mà giáo lý và tâm trí coi là tốt đẹp; còn điều xấu và tội lỗi thì ngược lại.

Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Các ngươi là một cộng đồng tốt vượt trội được gầy dựng để làm gương cho nhân loại: Các ngươi hãy kêu gọi làm việc tốt và ngăn cản làm việc xấu.} (Chương 3 – Ali – ‘Imran, câu 110).

Có nghĩa là: Các ngươi hỡi cộng đồng tín đồ của Muhammad là cộng đồng tốt vượt trội được dựng lên mang lại điều phúc cho nhân loại. Bởi thế các ngươi hãy kêu gọi làm điều thiện tốt và ngăn cản điều xấu; có như thế thì các ngươi mới đáng được mô tả là những người tốt vượt trội.

Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Ngươi (Muhammad) hãy lượng thứ và chỉ thị (cho họ) làm điều nào đúng và hãy tránh xa những kẻ ngu dốt.} (Chương 7 – Al-Araf, câu 199).

Allah (swt) bảo Nabi Muhammad (saw) hãy xí xóa và bỏ qua những tính cách xấu của mọi người cũng như sự thiếu hiểu biết của họ, cư xử dễ dàng với họ và kiên nhẫn chịu dựng trước những phiền hà mà họ có thể gây ra.

Tránh xa những kẻ ngu dốt có nghĩa là đừng đáp trả lại hành vi thiếu biết bằng hành vi thiếu hiểu biết.

Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Và những người có đức tin nam và nữ, là đồng minh bảo vệ lẫn nhau, họ gọi bảo nhau làm điều lành và ngăn cấm cản nhau là điều xấu.} (Chương 9 – Attawbah, câu 71).

Allah (swt) phán bảo rằng tất cả những người có đức tin phải nên giúp đỡ lẫn nhau trong việc thờ phượng, trong đời sống xã hội; họ phải có trách nhiệm nhắc nhở bảo ban nhau điều tốt và ngăn cản nhau làm điều xấu.

Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Những kẻ không có đức tin trong số con cháu của Israel đã bị Dawood và Ysa con trai của Maraym nguyền rủa từ chiếc lưỡi của hai người họ. Đó là vì họ đã bất tuân và luôn phạm giới. Họ không ngăn cản nhau làm điều xấu và tội lỗi mà họ đã từng làm. Và thật xấu xa cho những điều mà họ đã làm.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 79).

Allah (swt) như nhắc nhở các tín đồ Muslim đừng để bản thân mình giống như người Israel, họ đã bị nguyền rủa từ chiếc lưỡi của các vị Nabi của họ bởi vì họ đã không ngăn cản nhau làm điều xấu.

Ông Ibnu Abbas nói: “Họ bị nguyền rủa từ mọi chiếc lưỡi, họ bị nguyền rủa ở thời Nabi Musa trong Kinh Tawrah (Cựu ước), họ bị nguyền rủa ở thời Nabi Dawood trong Kinh Zabur (Sách Thánh Thi), họ bị nguyền rủa ở thời Nabi Ysa trong Kinh Injil (Tân ước), và họ bị nguyền rủa ở thời của Nabi Muhammad (saw) trong Kinh Qur’an”.

Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Và hãy bảo (Muhammad!): Chân lý là từ Thượng Đế của các người. Bởi thế, ai muốn tin thì tin và ai muốn không tin thì cứ tự do không tin.} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 29).

Có nghĩa là Allah (swt) phán bảo Thiên sứ Muhammad (saw) nói với mọi người: Chân lý là từ nơi Allah, Ta chỉ có nhiệm vụ trình bày rõ rằng điều chân lý từ nơi Ngài, còn việc ai tin hay không tin là tùy ý mỗi người, không liên quan đến Ta.

Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Do đó, hãy công bố những điều mà Ngươi (Muhammad) đã được chỉ thị.} (Chương 15 – Al-Hijr, câu 94).

Có nghĩa hãy công khai truyền tải những điều mà Allah đã ra lệnh cho Ngươi, Muhammad!

Allah, Đấng Tối Cao phán:

{TA giải cứu những ai biết ngăn cản điều xấu và bắt phạt những ai làm điều sai quấy với một hình phạt vô cùng khủng khiếp vì những gì mà chúng đã dấy loạn bất tuân.(Chương 7 – Al-A’raaf, câu 164).



Hadith 186: Ông Abu Sa’eed Al-Khudri thuật lại: Tối đã nghe Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Ai trong các ngươi nhìn thấy điều trái đạo thì y hãy thay đổi nó bằng tay của y, nếu không thể thì bằng chiếc lưỡi của y, và nêu không thể nữa thì bằng trái tim của y, và đó là sự yếu ớt nhất của đức tin Iman.” (Muslim).

Imam Ahmad nói: Thay đổi bằng tay không phải là bằng đao kiếm hay vũ khí.

* Bài học từ Hadith:

- Hadith là bằng chứng bắt buộc phải thay đổi những điều trái giáo lý bằng bất cứ phương tiện nào có thể.

- Hadith bảo thay đổi bằng tay, bằng chiếc lưỡi và bằng cả con tim muốn nói rằng người tín đồ luôn phải đấu tranh phản bác lại điều trái giáo lý trong mọi hoàn cảnh, nếu không thể thay đổi thì ít nhất phải thể hiện sự không đồng lòng bằng trái tim và đó là cấp độ yếu nhất của đức tin Iman.

Hadith 187: Ông Ibnu Mas’ud thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Không một vị Nabi nào được Allah cử phái đến trong một cộng đồng nào đó trước Ta mà vị Nabi đó không có một những người bạn đạo trung thành đi theo và hết lòng ủng hộ, họ bám lấy Sunnah của vị Nabi đó, thực hiện theo những gì vị ấy bảo ban; nhưng rồi sau thời họ có những thế hệ tiếp sau lại nói những điều không làm và làm những điều không được bảo ban. Bởi thế, ai chiến đấu với họ bằng đôi tay của mình thì y là người có đức ti, ai chiến đấu với họ bằng chiếc lưỡi của mình thì y là người có đức tin, và ai chiến đấu với họ bằng trái tim của mình thì y là người có đức tin; và sau đó thì không còn có đức tin nào nhỏ hơn nữa.” (Muslim).

* Bài học từ Hadith:

- Hadith kêu gọi đấu tranh chống lại những người đi trái với giáo lý bằng lời nói và hành động.

- Hadith cho thấy rằng nếu không đấu tranh chống lại những điều trái giáo lý, ngay cả đấu tranh bằng trái tim cũng không thể thì đó là biểu hiện đức tin Iman không còn nữa. Chính vì vậy mà ông Ibnu Mas’ud nói: “Một người sẽ bị hủy diệt nếu trái tim của y không nhận biết điều thiện tốt và điều xấu”.

Hadith 188: Ông Abu Al-Waleed Uba-dah bi Assa-mit thuật lại, nói: “Chúng tôi đã giao ước với Thiên sứ của Allah là phải vâng lời và tuân thủ theo lãnh đạo dù trong thuận lợi suôn sẻ hay trong khó khăn và trở ngại; phải vâng lời và tuân thủ lãnh đạo dù thuận lòng hay không thuận lòng; phải vâng lời và tuân lãnh đạo dù có ảnh hưởng tiêu cực đối với chúng tôi; phải vâng lời và tuân thủ lãnh đạo không được lôi kéo cư dân nổi loạn trừ phi đã khẳng định cấp lãnh đạo là những kẻ vô đức tin có cơ sở xác thực; chúng tôi phải luôn nói điều chân lý dù trong hoàn cảnh nào và chúng tôi không sợ hãi vì Allah.” (Albukhari, Muslim).

* Bài học từ Hadith:

- Hadith khẳng định bắt buộc các tín đồ Muslim phải vâng lời và tuân theo cấp lãnh đạo của họ trong mọi vấn đề trừ điều trái lệnh Allah (swt) và Thiên sứ của Ngài.

- Không được nổi dậy chống đối những người lãnh đạo trừ phi đã có cơ sở xác thực rằng họ đã làm trái với giáo lý nền tảng của Islam.

- Giới học giả Islam đều đồng thuận quan điểm rằng cấm nổi dậy rời bỏ cấp lãnh đạo cũng như gây chiến với họ ngay cả khi họ là những người Muslim Fa-siq (làm điều xấu nhưng vẫn giữ được căn bản nền tảng của Islam); bởi lẽ việc nổi dậy và rời bỏ họ là việc xấu to lớn việc sai trái của họ.

- Việc tuân lệnh và vâng lời theo cấp lãnh đạo trong mọi mặt mang lại kết quả: thống nhất cộng đồng Muslim tránh sự bất đồng, mâu thuẫn và chia rẽ.

Hadith 189: Ông Annu’man bin Basheer thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Hình ảnh của người chấp hành theo giới cấm của Allah và những người phạm giới cấm của Ngài giống như hình ảnh của một nhóm người đã bắt thăm chỗ ở trên con tàu: một số thì phần trên cao của con tàu và một số thì ở dưới đáy con tàu. Những người ở phần đáy con tàu khi muốn uống nước thì họ đi ngang qua những người ở phần cao trên con tàu và nói: nếu chúng tôi đâm thủng đáy tàu chúng ta sẽ bị chìm tất cả và chúng tôi không muốn làm hại những người ở phần cao trên con tàu. Bởi thế, nếu các ngươi bỏ mặc họ làm những gì họ muốn thì tất cả những người trên tàu sẽ bị hủy diệt; còn nếu các ngươi tìm cách ngăn chặn việc đâm thủng đáy tàu thì tất cả sẽ được an toàn.” (Albukhari).

* Bài học từ Hadith:

- Thiên sứ của Allah (saw) đưa ra một hình ảnh thí dụ để các tín đồ có thể hiểu rõ hơn trong tâm trí của họ.

- Hadith cho người tín đồ bài học rằng phải đứng lên ngăn chặn những hành vi xấu và có hại cho cộng đồng và xã hội, và đôi lúc phải hy sinh lợi ích của cá nhân.

- Sự tự do của con ngươi không phải là tuyết đối vô hạn, muốn làm gì thì làm mà sự tự do của con người luôn bị ràng buộc bởi quyền lợi của mọi người xung quanh và trách nhiệm của từng cá nhân đối với tập thể và ngược lại.

- Hadith như muốn nhắc nhở rằng trong xã hội chắc chắn sẽ có một số người có thể gây hại đến cộng đồng do những hành động và phương thức sai trái của họ mặc dù họ có tâm niệm tốt. Khi đối diện với tình trạng này thì bắt buộc phải ngăn cản việc làm của họ và cố gắng tìm cách cho họ hiểu ra hậu quả từ việc làm của họ.

Hadith 190: Người mẹ của những người có đức tin, bà Ummu Salamah Hind con gái ông Abu Umaiyah Huzdaifah thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Quả thật, khi được dựng lên cho các ngươi những người lãnh đạo thì các ngươi phải thừa nhận (việc làm đúng đắn với giáo lý của họ) và chống đối, ngăn cản (việc làm trái giáo lý của họ). Bởi thế, (khi nhìn thấy việc làm trái giáo lý của họ), nếu ghét thì y đã vô can, nếu ai đứng lên ngăn cản thì y đã an toàn, trừ ai hài lòng và đi theo”.

Các vị Sahabah nói: Thưa Thiên sứ của Allah, chúng ta không được giết họ sao?

Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Không, khi mà họ vẫn còn dâng lễ nguyện Salah cùng với các ngươi” (Muslim).

* Giải thích:

Hadith muốn rói rằng ai nhìn thấy điều trái giáo lý từ những người lãnh đạo, nếu không có khả năng ngăn cản thì ít nhất phải có thái độ ghét và đó là biểu hiện của con tim, lúc đó y mới vô can với tội lỗi của họ; nếu có khả năng và y đã ngăn cản thì đã an toàn khỏi việc làm trái giáo lý; nhưng nếu hài lòng và đi theo việc làm sai trái của họ thì y là người làm điều tội lỗi cùng hội cùng thuyền với họ.

* Bài học từ Hadith:

- Hadith bảo người tín đồ phải đấu tranh và phản đối những việc làm sai trái giáo lý của những người làm lãnh đạo trong Islam.

- Hadith cho thấy lễ nguyện Salah là tiêu chuẩn phân biệt giữa Islam và Kafir.

- Hadith như muốn nhắn gửi người tín đồ không ủng hộ và đi theo những việc làm trái giáo lý của những người lãnh đạo cho dù phải đối diện với sự thiệt hại lợi ích cá nhân, tuy nhiên, không được nổi dậy rời bỏ sự lãnh đạo của họ nếu như họ vẫn còn là những người Muslim.

Hadith 191: Người mẹ của những người có đức tin, bà Ummu Al-Hakam Zaynap con gái ông Jahsh thuật lại, nói răng có một ngày nọ, Thiên sứ của Allah (saw) vào nhà của bà trong trạng thái rất lo âu, Người nói:

Thật khốn thay cho người dân Ả Rập bởi điều xấu sắp đến gần kề, hôm nay, bức tường thành ngăn Yajooj và Majooj đã thủng một lỗ khoảng như thế này”.

 Rồi Nabi (saw) lấy ngón trỏ và ngón cái ra dấu thành vòng tròn. Bà Zaynap hỏi: Thưa Thiên sứ của Allah, chẳng lẽ chúng ta bị hủy diệt trong lúc trong chúng ta vẫn có người là những người ngoan đạo hay sao? Người (saw) nói: 

Đúng vậy, điều đó xảy ra nếu như tội lỗi trở nên nhiều hơn (Albukhari, Muslim).

* Bài học từ Hadith:

- Hadith là một thông điệp cho biết về một trong các dấu hiệu của Ngày Tận Thế, đó là sự xuất hiện của Ja’jooj và Ma’jooj. Và Hadith cũng cho biết rằng Ja’jooj và Ma’jooj đang bị nhốt phía sau một bức tường thành kiên cố và bức tường thành sắp vỡ ra.

- Hadith như muốn nhắc nhở một giáo lý chung rằng một khi điều tội lỗi lan tràn và trở nên phổ biến lấn át điều thiện tốt thì sẽ xảy ra sự hủy diệt cho dù vẫn có những người ngoan đạo.

- Hadith nhắc nhở những người ngoan đạo phải kêu gọi, tuyên truyền điều thiện tốt và ngăn cản điều xấu và trái lệnh, nếu không họ cũng phải chịu chung một hậu quả nếu như họ cứ làm ngơ.

Hadith 192: Ông Sa’eed Al-Khudri t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Các ngươi coi chừng việc ngồi ở các đường đi”.

Các vị Sahabah nói: Thưa Thiên sứ của Allah, có chuyện gì sao, chúng tôi chỉ ngồi để nói chuyện với nhau mà.

Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Nếu các ngươi từ chối và muốn ngồi thì các ngươi hãy cho con đường đi cái quyền của nó.”

Các vị Sahabah nói: Quyền của con đường đi là gì thưa Thiên sứ của Allah?

Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Hạ thấp cái nhìn xuống, không gây cản trở và phiền hà, đáp lại lời chào Salam, khuyên bảo làm điều thiện tốt và ngăn cản làm điều xấu” (Albukhari, Muslim).

* Bài học từ Hadith:

- Hadith cho biết rằng đường đi là quyền lợi chung của mọi người nên mỗi cá nhân phải có trách nhiệm đảm bảo quyền chung của mọi người không được làm ảnh hưởng đến nó.

- Hadith cho biết rằng Islam qui định trách nhiệm và nghĩa vụ đối với con đường: không nhìn những thứ Haram, không gây cản trở và phiền hà cho người đi đường, phải đáp lại lời chào Salam của người đi đường, kêu gọi làm điều thiện và ngăn cản làm điều xấu. Trong các Hadith khác, nói về trách nhiệm với con đường thì Thiên sứ của Allah đề cập những việc làm: ăn nói tử tế, giúp đỡ những người mang đồ nặng, giúp đỡ người già yếu, giúp đỡ người yếu thế, chỉ dẫn người đi lạc, ...

- Hadith như muốn nhắc nhở rằng mỗi tín đồ luôn có bổn phận và trách nhiệm trong việc tuyên truyền và kêu gọi đến với điều tốt và ngăn những điều xấu.

Hadith 193: Ông Ibnu Abbas thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nhìn thấy trên tay một người đàn ông đeo một chiếc nhẫn bằng vàng thì Người liền cởi nó ra và vứt bỏ, Người (saw) nói:

 “Ai đó trong các ngươi có ý định lấy cục than hồng từ Hỏa Ngục đeo vào tay của mình”.

Sau đó khi Thiên sứ của Allah (saw) đi khỏi thì có người nói với người đàn ông đó: hãy nhặt chiếc nhẫn và sử dụng cho việc khác.

Người đàn ông đó nói: Không, thề bởi Allah, tôi không bao giờ nhặt lại thứ mà Thiên sứ của Allah (saw) đã vứt bỏ. (Hadith do Muslim ghi lại).

* Bài học từ Hadith:

- Hadith cho thấy rằng người tín đồ phải loại bỏ và trừ khử ngay điều trái giáo lý khi nhìn thấy nếu có khả năng thực hiện điều đó.

- Hadith là bằng chứng cấm nam giới đeo nhẫn bằng vàng. Và việc đeo nhẫn vàng là một trong những đại tội bởi vì Thiên sứ của Allah (saw) cảnh báo về sự nghiêm trọng của nó.

- Hadith cho thấy rằng giáo lý chỉ cấm nam giới đeo nhẫn vàng, nhưng dùng vàng vào những hữu ích khác thì không vấn đề gì.

- Hadith cũng nói lên rằng các vị Sahabah của Thiên sứ tuyệt đối chấp hành theo mệnh lệnh và sự chỉ bảo của Người, họ tuyệt đối tránh xa những điều Người ngăn cấm.

Hadith 194: Ông Abu Sa’eed Al-Hasan Al-Basri thuật lại rằng ông A-izd bin Amru đến gặp Abeed bin Ziyaad và nói: Này con trai, quả thật ta đã nghe Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Quả thật, điều xấu xa nhất ở những người quản lý và lãnh đạo là sự hung tàn và bạo ngược, bởi thế ngươi hãy coi chừng tránh trở thành một trong số họ”.

Abeed bin Ziyaad nói: Ông hãy ngồi xuống đi, thật ra ông chỉ là thành phần cám trong các vị Sahabah của Muhammad e thôi.

Ông A-izd bin Amru nói: Chẳng lẽ trong số họ cũng có thành phần cám nữa sao? Quả thật, những thành phần cám chỉ có ở thời sau họ và những ai ngoài họ mà thôi. (Hadith do Muslim ghi lại).

* Giải thích:

- Ông A-izd bin Amru thường được gọi là Abu Hubairoh. Ông là một vị Sahabah đã tham gia trong trận chiến Alhudaibiyah và có mặt trong cuộc giao ước thề nguyện với Thiên sứ của Allah (saw) dưới gốc cây cùng với các vị Sahabah khác. Ông sống tại vùng Al-Basrah và chết trong thời đại do Abeed bin Ziyaad nắm quyền.

- Ông Abeed bin Ziyaad là một nhà nắm quyền hung tàn và bạo ngược.

* Bài học từ Hadith:

- Hadith cho thấy các vị Sahabah luôn duy trì việc kêu gọi mọi người đến với điều thiện tốt và ngăn cản mọi người làm điều xấu và trái giáo lý.

- Hadith cho thấy rằng ông A-izd bin Amru là người can đảm, ông đã dám đứng lên để phản đối Abeed bin Ziyaad.

- Hadith cũng khẳng định rằng tất cả các vị Sahabah đều là những người tốt đẹp và cao quý, trong thế hệ của họ chưa từng có bất cứ một ai được xem là thành phần cám (đồ vứt bỏ) trừ những ai ở thời sau họ.

Hadith 195: Ông Huzdaifah thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Ta thề bởi Đấng mà linh hồn Ta nằm trong tay Ngài, hoặc là các ngươi phải kêu gọi mọi người làm điều thiện tốt và ngăn cản mọi người làm điều xấu và trái đạo hoặc Allah suyt giáng xuống các ngươi sự trừng phạt rồi sau đó các ngươi cầu xin Ngài nhưng Ngài sẽ không đáp lại lời cầu xin của các ngươi.” (Tirmizdi ghi lại và ông nói Hadith tốt).

* Bài học từ Hadith:

- Hadith nhắc nhở người tín đồ cần phải quan tâm đến việc kêu gọi đến với điều thiện tốt và ngăn cản mọi người làm điều xấu và trái giáo lý, nếu không, họ sẽ gặp phải sự trừng phạt của Allah (swt), đó là Allah (swt) sẽ không đáp lại lời cầu xin.

- Hadith khẳng định tầm quan trọng của việc kêu gọi mọi người đến với điều thiện tốt và ngăn cản mọi người làm điều xấu trong giáo lý Islam.

Hadith 196: Ông Abu Sa’eed Al-Khudri thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Jihaad tốt nhất là lời nói công bằng (chân lý) nhà nắm quyền bạo ngược” (Abu Dawood, Tirmizdi ghi lại, ông Tirmizdi nói Hadith tốt).

* Bài học từ Hadith:

- Hadith khẳng định việc kêu gọi đến với điều thiện tốt cũng như ngăn cản điều xấu và sai trái là Jihaad.

- Hadith cho biết rằng việc khuyên răn nhà cầm quyền bạo ngược là một hành động Jihaad to lớn.

- Hadith cho biết rằng Jihaad có những thứ bậc cao thấp khác nhau.

Hadith 197: Ông Abu Abdillah Ta-riq bin Shihaab Al-Bajali Al-Ahmisi thuật lại rằng một người đàn ông đã hỏi Thiên sứ của Allah (saw) lúc Người vừa đặt chân lên bàn đạp để cưỡi lên con lạc đà: Jihaad nào tốt nhất? Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Lời nói chân lý trước nhà nắm quyền bạo ngược” (Annasa-i ghi lại với đường dẫn truyền Sahih).

* Bài học từ Hadith:

Hadith cho thấy rằng việc dám đứng lên nói điều lẽ phải và sự thật trước nhà cầm quyền xấu là một hành đồng Jihaad tốt nhất bởi nó thể hiện đức tin Iman kiên định và mạnh mẽ của một tín đồ, thể hiện tinh thần can đảm của Islam - một tinh thần dám nói dám làm vì chính nghĩa và chân lý, và nó thể hiện lòng thành tâm vì Allah I: dù có nguy hiểm cũng quyết duy trì chính nghĩa của Ngài.

Hadith 198: Ông Ibnu Mas’ud thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói: “Quả thật sự yếu kém đầu tiên trong đạo xảy ra trong cộng đồng Israel là một người đàn ông nhìn thấy một người đàn ông, y nói: này, hãy kính sợ Allah (swt) và hãy bỏ ngay việc anh đang làm, quả thật, anh không được phép làm vậy; rồi ngày hôm sau, y nhìn thấy người đàn ông đó vẫn trong tình trạng sai trái nhưng y không ngăn cản mà lại cùng ăn, cùng uống và cùng ngồi với người đó. Bởi họ làm như thế nên Allah đã làm họ chia rẽ và thù hằn nhau”. Sau đó Người đọc:

{Những kẻ không có đức tin trong số con cháu của Israel đã bị Dawood và Ysa con trai của Maraym nguyền rủa từ chiếc lưỡi của hai người họ. Đó là vì họ đã bất tuân và luôn phạm giới. Họ không ngăn cản nhau làm điều xấu và tội lỗi mà họ đã từng làm. Và thật xấu xa cho những điều mà họ đã làm. Ngươi thấy đa số bọn họ kết bạn với những kẻ không có đức tin (để chống người Muslim). Tồi tệ thay điều mà tâm hồn của họ đã xúi giục và gởi đi trước cho họ khiến Allah giận dữ  họ và họ sẽ bị ở trong sự trừng phạt đó mãi mãi. Và nếu họ tin tưởng nơi Allah và Nabi (Muhammad) và những điều đã được ban xuống cho Y thì họ sẽ không kết bạn với những kẻ vô đức ti; nhưng đa só bọn họ là những kẻ dấy loạn, bất tuân.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 79 - 81).

Sau đó, Người nói: “Thề bởi Allah, các ngươi phải kêu gọi mọi người làm điều thiện tốt, phải ngăn cản mọi người làm điều xấu và sai trái, phải nắm lấy tay của kẻ bất công kéo họ khỏi điều bất công, phải bẻ họ về với chân lý; bằng không Allah sẽ làm cho các ngươi chia rẽ và thù hằn nhau.” (Hadith do Abu Dawood và Tirmizdi ghi lại và Tirmizdi nói Hadith tốt, và đây là lời dẫn của Abu Dawood).

*Bài học từ Hadith:

- Hadith cho thấy rằng việc gặp điều xấu và sai trái nhưng không chịu ngăn cản khi có khả năng là việc làm của những người Israel.

- Những người Israel đã bị nguyền rủa do những làm đó của họ.

- Hadith cho biết rằng khi gặp điều sai trái và có khả năng điều chỉnh bằng sức lực nhưng lại chỉ có thái độ không hài lòng trong tim thì chưa đủ, chưa đạt yêu cầu và chỉ thị của Allah (swt) và Thiên sứ của Ngài (saw).

Hadith 199: Ông  Abu Bakr Assideeq  nói: Các ngươi hãy đọc câu Kinh này:

{Hỡi những ai có đức tin, các ngươi chịu trách nhiệm về bản thân của các ngươi. Dẫu cho ai đó có lạc đạo đi nữa thì việc đó chẳng hại gì đến các ngươi miễn sao các ngươi đi đúng đường là đủ. Tất cả các ngươi sẽ về trình diện Allah trở lại, xong Ngài sẽ cho các ngươi biết về mọi điều các ngươi đã từng làm.}(Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 105).

Quả thật, ta đã nghe Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Quả thật, khi thiên hạ nhìn thấy kẻ bất công nhưng không nắm chặt tay của y lại thì y sẽ làm cho Allah trừng phạt chung cho cả họ.” (Abu Dawood, Tirmizdi và Annasa-i ghi lại với đường dẫn truyền Sahih).

*Bài học từ Hadith:

- Hadith cho thấy việc ngăn cản điều xấu và sai trái là trách nhiệm của từng cá nhân và xã hội.

- Allah (swt) sẽ trừng phạt kẻ bất công cùng với những người khác một khi một cộng đồng nào đó dửng dưng với hành đồng sai trái của kẻ bất công.

 

 

 

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
⭒Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB