Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Hỡi Muhammad! Hãy nói cho tôi biết Islam là gì ?

Hadith 2- Phân Tích 40 Hadith Nawawiyah

2. Cũng do ông Umar kể: Trong khi chúng tôi đang ngồi cùng Nabi  bổng có một người đàn ông xuất hiện quần áo trắng tinh, tóc thì đen huyền, không có dấu hiệu nào cho thấy ông ta là khách đi đường và chúng tôi cũng không biết ông ta là ai. Ông ta đến ngồi đối diện với Nabi  mông đặt lên hai bàn chân, hai đầu gối thì chạm vào hai đầu gối Nabi  đôi bàn tay thì đặt lên hai đùi rồi nói: hỡi Muhammad! Hãy nói cho tôi biết Islam là gì ?

- Nabi  đáp: "Anh hài lòng tuyên thệ La i la ha il lol lóh và Muhammad ro su lul loh (tức không có Thượng Đế nào xứng đáng đươc thờ phụng mà chỉ có Allah và Muhammad là Thiên Sứ của Allah), rồi dâng lễ Solah thật chu đáo, xuất Zakat bắt buộc, nhịn chay tháng Romadon và hành hương nếu hội tụ đủ khả năng thì hãy tìm đường đến đấy hành hương."

- Người đàn ông nói: anh nói là sự thật.

- Ông Umar kể: chúng tôi lấy làm ngạc nhiên vì ông ta hỏi rồi xác nhận đấy là sự thật.

- Người đàn ông nói tiếp: hãy nói cho tôi biết về Iman (đức tin).

- Nabi  đáp: "Là anh tin tưởng nơi Allah, vào các Thiên Thần của Ngài, vào các kinh sách của Ngài, vào các Thiên Sứ của Ngài, vào ngày tận thế và vào định mệnh tốt xấu."

- Người đàn ông tiếp: hãy nói cho tôi biết về tính Ehsaan.

- Nabi  đáp: "Là anh tôn thờ Allah như thể nhìn thấy Ngài còn nếu không nhìn thấy Ngài thì quả thật Ngài luôn nhìn thấy anh."

- Người đàn ông tiếp: hãy báo cho tôi biết khi nào sẽ tận thế ?

- Nabi  đáp: "Tôi không biết, vấn đề đó người hỏi biết rõ hơn tôi."

- Người đàn ông tiếp: hãy báo cho tôi biết các dấu hiệu để nhận biết về nó.

- Nabi  đáp: "Những nhà thủ lĩnh xuất thân từ những người mẹ là nô lệ, rồi sẽ thấy những người chân không giầy, thân không quần áo, những người nghèo khổ không có gì để ăn, những người chăn cừu tranh nhau xây dựng nhà cửa (ai đẹp hơn, ai cao hơn)."

- Umar kể tiếp: rồi người đó ra đi, sau thời gian dài, Nabi  hỏi tôi: "Hỡi Umar anh có biết người hỏi là ai không ?"

- Umar đáp: chỉ có Allah và Thiên Sứ của Ngài mới biết.

- Nabi  tiếp: "Đấy là Đại Thiên Thần Jibreel đã đến với các anh để dạy các anh về tôn giáo của các anh." 

Hadith do Muslim ghi lại phần Iman, chương Iman, Islam, Ehsaan và bắt buột tin tưởng vào định mệnh là do Allah Đấng Vinh Quang và Tối Cao quyết định, Hadith số 1 và 8.

 

* Những bài học rút từ Hadith:

1- Nói lên bản tính khiêm nhường, dễ hòa đồng của Nabi  với mọi người như việc người đã ngồi trò chuyện cùng các bằng hữu của Người chứ Nabi  không cho rằng mình tốt hơn họ phải ăn trên ngồi trước, ngược lại Người đã từng đưa một đứa bé về đến nhà và tự tay mình vắt sửa cho đứa bé đấy uống.

Hãy biết rằng nếu bạn khiêm nhường vì Allah chắc chắn sẽ được Allah nâng cao địa vị của bạn. 

2- Được phép mọi người tập hợp nhau đến ngồi cùng Shaikh để học hỏi kiến thức Islam nhưng không được làm mất thời gian của Shaikh, bởi có một số người tìm đến những người luôn tranh thủ thời gian nói chuyện không ra gì làm mất đi thời gian của họ và chính mình, đây quả là điều không nên. 

3- Thiên Thần có khả năng biến hình thành lại dạng khác với dạng Allah đã tạo ra họ như Đại Thiên Thần Jibreel đã biến lại dạng người đàn ông được nhắc trong Hadith.

Hỏi: phép màu của Thiên Thần là do họ tự có hay do Allah ban cho họ ?

Đáp: tất cả mọi sự biến dạng của trời đất và phép màu của Thiên Thần có được là do Allah ban cho họ và Ngài muốn như thế. 

4- Phải lịch thiệp đối với thầy giáo như Đại Thiên Thần Jibreel đã ứng xử trước Nabi . 

5- Nên bắt đầu việc tuyên truyền Islam là nói về tính duy nhất của Allah như được nhắc trong Hadith và bởi đó là việc làm đầu tiên mà Nabi  đã làm như Người đã ra lệnh Sohabah đến với mọi người. 

6- Islam được xây dựng trên năm nền tảng hoặc trên năm trụ cột.

Hỏi: nếu ai bỏ một trong năm nền tảng thì có trở thành Kafir hay không ?

Đáp: giới học giả Ulama thống nhất nhau rằng một khi ai chưa nói câu tuyên thệ: La i la ha il lol loh và Muhammad ro su lul loh (không có Thượng Đế nào xứng đáng được thờ phụng mà chỉ có Allah và Muhammad là Rosul của Allah) thì vẫn còn là Kafir, các học giả có sự tranh cải đối với những ai bỏ một trong năm nền tảng như: lễ Solah, xuất Zakat bắt buộc, Haj và nhịn chay.

Theo Imam Ahmad ai bỏ một trong năm nền tảng là Kafir tức ai bỏ dâng lễ Solah là Kafir, ai bỏ không xuất Zakat bắt buộc là Kafir, ai bỏ nhịn chay là Kafir, ai bỏ không thi hành Haj là Kafir, nhưng bằng chứng cho câu nói này yếu không đủ mạnh, không có sức thuyết phục .

Theo ý kiến đúng nhất trong vấn đề này: trong bốn nền tảng Solah, Zakat, nhịn chay và Haj chỉ có Solah ai từ bỏ nó mới bị xem là Kafir thôi còn ba nền tảng khác thì không với bằng chứng là câu nói của ông Abdullah bin Shaqeeq: "Những bằng hữu của Nabi  nhìn nhận rằng không có việc làm nào khi không thực hiện nó làm cho người Muslim trở thành Kafir cả ngoại trừ bỏ dâng lễ Solah." Với câu nói này không một học giả nào lại không biết.

Đối với ai dâng lễ Solah nhưng lại cho rằng lễ Solah không bắt buộc phải thi hành thì y là Kafir, bởi Solah là điều tất yếu trong tôn giáo Islam. 

Hỏi: ai cố ý bỏ dâng lễ Solah có bắt buộc phải dâng bù lại không ?

Đáp: ai cố ý bỏ dâng lễ Solah cho đến hết giờ của lễ Solah đó thì không cần phải dâng bù lại, bởi sự dâng bù lại đó không giúp ích gì được cho y, vì Allah đã phán:

{Và ai vi phạm những hạn định của Allah thì là những kẻ làm điều sai quấy.} Al-Baqoroh: 229. 

Và kẻ làm điều sai quấy thì không được chấp nhận việc làm của mình, ai đã cố trể nảy lễ Solah cho đến hết giờ thì y là kẻ sai quấy như Nabi  nói: "Ai tạo ra cái mới trong việc làm này của Ta (tức trong Islam) mà nó không có trong đạo thì việc làm đó bị trả lại y."

Tương tự thế ai cố ý bỏ nhịn chay Romadon mà không có lý do cho đến hết giờ rồi thấy hối hận muốn nhịn chay bù thì hãy bảo y: đừng có nhịn bởi sự nhịn đó không có lợi gì cho anh đâu vì anh đã vi phạm hạn định của Allah và Nabi  nói: "Ai tạo ra cái mới trong việc làm này của Ta (tức trong Islam) mà nó không có trong đạo thì việc làm đó bị trả lại y."

Những ai bỏ dâng lễ Solah và nhịn chay cho đến khi hết giờ thì hãy cố làm thật nhiều điều thiện, cầu xin Allah tha thứ và thật thành tâm sám hối với Ngài.

Đối với Zakat bắt buộc: ai bỏ không xuất Zakat bắt buộc rồi hối hận cho việc làm của mình thì bảo y: anh phải xuất Zakat bởi Zakat không có giới hạn của nó. 

Hỏi: ai chết trong khi chưa xuất Zakat bắt buộc vì lơ là, hỏi có bắt buộc phải rút tiền của y để xuất Zakat không ?

Đáp: tốt nhất là xuất Zakat dùm y, bởi đó là quyền lợi của những người hưởng Zakat họ sẽ không bị tước quyền và người chết sẽ không khỏi tội bởi y chưa xuất Zakat.

Tương tự thế những ai có khả năng làm Haj mà lại không chịu làm cho đến chết thì không cần làm Haj thay y bởi trong tâm y không muốn thi hành Haj thì làm sao có thể làm thay cho y được trong khi y không muốn làm. 

Hỏi: thế có bắt buộc những người thừa kế làm Haj dùm y bằng tài sản của y để lại không ?

Đáp: không, bởi điều đó không có lợi cho y và Haj không giống như Zakat.

Bắt buộc người Muslim phải biết kính sợ Allah, bởi khi y chết trong khi có khả năng thi hành Haj mà không thi hành, cho dù có làm Haj cho y một ngàn lần thì y cũng không thoát tội được. 

7- Trong Islam có cấp bậc thấp nhất là Islam cao hơn là Iman tức đức tin bởi ai cũng có thể thể hiện Islam ra bề ngoài như câu kinh:

{Những người Arập (du mục) nói: "Chúng tôi đã tin tưởng rồi." Hãy bảo họ (Muhammad): "Các người chưa có đức tin nhưng hãy nói chúng tôi đã thần phục (Islam)."} Al-Hujurot: 14.

Còn đức tin là việc không phải đơn giản bởi nó nằm trong tim rất khó mà thay đổi. Cầu xin Allah xác nhận đức tin của chúng ta. 

8- Islam và Iman là hai giai đoạn hoàn toàn khác nhau bởi Đại Thiên Thần Jibreel đã hỏi ở lần thứ nhất: "Hãy báo cho tôi biết thế nào là Islam ?" và câu khác: "Hãy báo cho tôi biết Iman là như thế nào ?"

Những tiền nhân nói: nếu trong câu chỉ nói Iman duy nhất thì sẽ gồm cả Islam như câu kinh:

{Và TA chỉ thỏa mãn Islam là tôn giáo cho các ngươi} Al-Ma-i-dah: 3.

Trong câu kinh bao gồm cả Iman

và còn trong câu chỉ nói Islam duy nhất thì sẽ gồm cả Iman như câu kinh:

{Hãy bảo họ (Muhammad): "Ta đã dâng nạp mình cho Allah (trong Islam) và những ai theo Ta (cũng làm thế)."} Ali I'mron: 20.

Một khi trong câu nhắc hai từ Iman và Islam thì lại mang hai ý nghĩa khác nhau, Islam là những lời nói và hành động bề ngoài còn Iman là những suy nghĩ và niềm tin của con tim. 

9- Nền tảng của Iman gồm sáu nền tảng như được nhắc trong Hadith, với sáu nền tảng này làm cho người Muslim có lòng tin mạnh hơn và biết kính sợ Allah hơn. 

10- Ai phủ nhận một trong sáu nền tảng này thì y là Kafir, bởi y đã cho rằng lời nói của Nabi  là giả dối. 

11- Bắt buộc phải tin sự tồn tại của Thiên Thần là có thật.

Hỏi: Thiên Thần có thể xác thật sự hay chỉ là sự tưởng tượng hay sự suy luận của con người ?

Đáp: Thiên Thần có thể xác thật sự không gì phải nghi ngờ, như Allah đã phán:

{Ngài đã chỉ định các Thiên Thần làm Rosul (Thiên Sứ) có cánh} Fatir: 1. 

Và Đại Thiên Thần Jibreel có sáu trăm cánh che phủ cả bầu trời. 

12- Bắt buộc phải tin tưởng vào tất cả Rosul, ai chỉ tin tưởng một người trong số họ và phủ nhận những Rosul khác thì y không phải là người có đức tin mà là người Kafir, hãy đọc câu kinh này đây:

{Thị dân của Nuh đã phủ nhận tất cả Rosul.} Al-Shu-a-ro: 105. 

Allah báo thị dân của Nuh đã phủ nhận hết tất cả Rosul trong khi họ chỉ phủ nhận Nuh và trước Nuh không hề có một Rosul nào, chứng tỏ ai phủ nhận một người trong họ thì y đã phủ nhận hết tất cả họ, tương tự thế ai phủ nhận một trong số Kinh Sách được Allah mặc khải xuống thì y đã phủ nhận hết tất cả số Kinh Sách. 

13- Tin tưởng ngày tận thế là có thật đấy là ngày tính toán và thưởng phạt, sau khi phân xử người xứng đáng được thưởng sẽ vào thiên đàng và người đáng bị phạt sẽ vào hỏa ngục.

Những người đa thần đã phủ nhận sự phục sinh họ cho rằng không có thật trong khi Allah phán:

{Và y đưa ra một điều so sánh về TA (Allah) nhưng lại quên bẵng việc tạo hóa của mình, y bảo: "Ai có khả năng phục sinh lại được những khúc xương đã mục rã ?"} Yaseen: 78. Tức sau khi đã thành cát bụi.

Allah bảo Nabi Muhammad  đáp lại họ rằng:

{Hãy đáp lại họ (Muhammad): "Đấng đã tạo hóa ra chúng lúc ban đầu sẽ phục sinh chúng lại. Bởi Ngài Thông Tin tất cả việc tạo hóa."} Yaseen: 79.

Đây là bằng chứng cho việc Allah thừa khả năng tạo ra con người rồi phục sinh y lại sau khi chết, Allah phán ở chương khác:

{Allah khởi sự việc tạo hóa rồi phục hồi nó và điều đó rất dễ dàng đối với Ngài.} Al-Rum: 11.

Hỡi những người Đa Thần các người đã đồng ý Allah đã khởi tạo con người trong khi nó quá ư là dễ dàng đối với Ngài thì việc phục sinh và tái tạo con người sau khi chết lại càng dễ dàng hơn và tất cả mọi việc đều dễ dàng đối với Allah. Đây là bằng chứng thứ nhất chống trả lại những ai chống đối việc phục sinh. 

 

Bằng chứng thứ hai: Allah phán:

{"Bởi Ngài Thông Tinh tất cả việc tạo hóa."} Yaseen: 79.

Tức Allah rất am tường việc tạo hóa và có khả năng trong việc tạo hóa, vậy tại sao các người lại nói là không thể? Trong khi Allah phán:

{(Allah là) Đấng đã tạo ra cho các người} Yaseen: 80.

Cho những người chống đối việc phục sinh và những người khác các người

{Từ cây xanh tươi thành lửa} Yaseen: 80. 

Ý nghĩa câu kinh: Allah đã tạo ra từ các cây xanh tươi, ẩm ướt rất khó cháy được thành lại lửa, Đấng đã có khả năng tạo ra những gì trái ngược chẳng lẻ không có khả năng tái tạo lại những gì cùng với nó hay sao! Sau đó Allah phán:

{Mà các người dùng để nhúm lửa} Yaseen: 80.

Với điều này đã trói buộc họ bởi điều này không gì xa lạ cả mà chính họ cũng đã sử dụng như thế hàng ngày. 

Bằng chứng thứ ba chống lại ai phủ nhận sự phục sinh, Allah phán:

{Há Đấng đã tạo hóa ra các tầng trời và trái đất lại không có khả năng tạo hóa ra giống y như họ sao ?} Yaseen: 81.

Câu trả lời là: 

{Không đâu} Yaseen: 81, Allah đã tự trả lời cho câu hỏi đó, bởi việc tạo hóa trời đất còn lớn lao hơn, vĩ đại hơn việc tạo hóa loài người:

{Và Ngài là Đấng Tạo Hóa toàn tri.} Yaseen: 81. 

Tức có khả năng tạo hóa rất hoàn hảo:

{Chỉ thị của Ngài khi Ngài muốn tạo một vật gì chỉ gồm lời phán với nó: "Hãy thành" thì nó sẽ thành ngay tức khắc.} Yaseen: 82. 

Đấng có khả năng bảo vật gì đó thành thì nó sẽ thành, thì không bao giờ bất lực trước điều gì cả cho dù vật đó nguyên thủy không tồn tại.

Trong câu truyện của Nabi Musa đứng trước đại dương sâu thẳm, Allah đã ra lệnh dùng gậy đập xuống biển chỉ một lần ngay tức thì xuất hiện mười hai con đường thật khô ráo dẫn đến bên kia bờ. Thế đây, ai có khả năng chia cắt nước? Chỉ có Allah duy nhất mà thôi, bởi ý muốn của Ngài muốn gì chỉ cần phán thành sẽ thành ngay lập tức.

Tóm lại, là người Muslim bắt buộc chúng ta phải tin rằng ngày tận thế là có thật, chỉ có những khối óc yếu ớt không hoàn chỉnh mới cho việc phục sinh là xa vời, bởi mệnh lệnh của Allah nếu muốn sẽ xảy ra trong tít tắc, như Ngài đã phán:

{Tất cả chỉ xảy ra trong tiếng rầm duy nhất} Yaseen: 53.

Chỉ trong tiếng rầm duy nhất làm cho tất cả vạn vật đều tập hợp. 

14- Tin tưởng vào định mệnh tốt và xấu là do Allah định, tin tưởng vào định mệnh là một chiến trường vĩ đại xảy ra từ thời Sohabah đến thời đại chúng ta ngày nay. Định mệnh gồm bốn giai đoạn: hiểu biết, định đoạt, ý muốn và tạo vật, bốn giai đoạn này sẽ được phân tích chi tiết như sau bởi nó rất quan trọng:

Giai đoạn thứ nhất: người Muslim phải tin tưởng rằng Allah am tường thấu hiểu hết tất cả mọi việc từ khái quát đến chi tiết, từ hành động cho đến việc làm của nó như: tạo hóa, làm cho sống hoặc hành động của con người, bằng chứng cho việc này rất nhiều như câu kinh:

{Và Allah am tường hết tất cả mọi vật (mọi việc)} Al-Baqoroh: 282. 

Allah phán ở chương khác:

{Há Đấng Tạo Hóa không biết ư? Và Ngài là Đấng rất mực tinh tế, thấu hiểu tất cả.} Al-Baqoroh: 282.

Câu trả lời là: không đâu, Ngài biết hết. 

Nói về sự thấu hiểu chi tiết thì Allah phán trong chương Al-An-a'm như sau:

{Mọi chìa khóa (hay kho tàn) của cõi vô hình huyền bí đều nằm nơi Ngài (Allah), chỉ riêng Ngài mới biết rõ chúng. Bởi Ngài biết rõ mọi điều từ trên đất liền và cả dưới đại dương, không một chiếc lá nào rụng xuống, cũng không một hạt giống nào chôn sâu dưới cái u tối của đất đai, cũng không một cái xanh tươi hay khô héo nào mà Ngài lại không biết, (tất cả) đều được ghi sẵn trong một quyển sổ (định mệnh) rõ ràng.} Al-An-a'm: 59.

 

Nếu có người nói: chúng tôi có thắc mắc về các câu kinh sau:

{Và chắc chắn TA (Allah) sẽ thử thách các người cho đến khi TA biết rõ ai là người trong các người đã chiến đấu anh dũng và kiên trì, và TA sẽ thử thách tình trạng của các người.} Muhammad: 31. 

Và câu:

{Để Allah biết ai là người sợ Ngài bởi điều vô hình huyền bí.} Al-Ma-i-dah: 94. 

Và câu:

{Há các người nghĩ rằng các người sẽ vào thiên đàng trong lúc Allah chưa (thử thách để) biết ai trong các người là người đã chiến đấu hăng say (cho chính nghĩa của Ngài) và kiên cường nhẫn nại ?} Ali I'mron: 142. 

Các câu kinh thể hiện rằng Allah biết được sự việc sau khi đã xảy ra.

Với thắc mắc này được giải đáp như sau:

a) Sự hiểu biết của Allah sau khi sự việc xảy ra khác với sự hiểu biết trước khi sự việc xảy ra là như sau: sự hiểu biết trước khi sự việc xảy ra là biết rằng việc đó sẽ xảy ra còn sự hiểu biết sau khi xảy ra là biết rằng việc đó đã xảy ra. Khi suy xét về các mặt khác: Allah muốn tất cả mọi việc kể cả những việc trong tương lai không hề có giới hạn nhưng muốn sự việc xảy ra phải kết hợp với hành động thì mới thành được: {Chỉ thị của Ngài khi Ngài muốn tạo một vật gì chỉ gồm lời phán với nó: "Hãy thành" thì nó sẽ thành ngay tức khắc.} Yaseen: 82. Đến đây xuất hiện hai ý muốn, ý muốn trong nguyên thủy và ý muốn được kết hợp với hành động, một khi Allah muốn tạo hóa ra vật gì thì ý muốn đó xảy ra ngay khi tạo hóa còn những ý muốn của tương lai thì không có kết hợp với hành động, tương tự thế sự hiểu biết cũng vậy.

b) Câu: {đến khi TA biết rõ} Muhammad: 31. Tức hiểu biết về việc xếp đặt thưởng phạt, bởi sự hiểu biết của Allah tồn tại trong quá khứ không có sự xếp đặt về thưởng hay phạt mà việc thưởng phạt được áp dụng sau khi đã xong việc thử thách, như Allah đã phán: {Và chắc chắn TA (Allah) sẽ thử thách các người cho đến khi TA biết rõ ai là người trong các người đã chiến đấu anh dũng và kiên trì, và TA sẽ thử thách tình trạng của các người.} Muhammad: 31.

Đến đây thì thắc mắc đã được giải đáp. 

Nhóm Ghulat Al-Qodriyah nói: Allah không biết được chuyện gì cả cho đến khi việc đó xảy ra. Với lời nói này đã làm cho họ thành nhóm người Kafir bởi họ đã phủ nhận mọi bằng chứng từ Qur'an, Sunnah và sự thống nhất của cộng đồng Muslim. 

Giai đoạn thứ hai: định đoạt, giai đoạn này được chia nhiều loại:

a)      Sự định đoạt chung cho tất cả trong Quyển Sách Mẹ Lâuhul Mahfudh.

b)      Định đoạt về tuổi thọ: khi bào thai được bốn tháng tuổi ở trong bụng mẹ Allah cử một Thiên Thần đến và định cho y bốn điều: tuổi thọ, bổng lộc, việc làm và bị bất hạnh hay được hạnh phúc. Được gọi với tên gọi này là bởi nó liên quan về tuổi thọ và được định chỉ một lần duy nhất, không chỉnh sửa sau đó.

c)      Sự định đoạt hằng năm: sự định đoạt này xảy ra trong đêm định mệnh như được Allah phán:

{Trong đêm đó, mọi công việc công minh đều được quyết định.} Al-Dukhon: 4.

Tức giải quyết và phân xử mọi việc đều công minh và tất cả mọi mệnh lệnh của Allah đều công minh, chân lý. 

Hỏi: sự định đoạt đó có bị thay đổi không ?

Đáp: Allah phán:

{Allah xóa đi hoặc giử lại điều nào Ngài muốn và Ngài giử trong tay Quyển Sách Mẹ} Al-Ro'd: 39.

Tức những gì đã định đoạt trong Quyển Sách Mẹ (Lâuhul Mahfudh) thì không bao giờ thay đổi vẫn còn nguyên từ khi được Allah định, chỉ thay đổi những quyển Al-Suhuf ở trong tay các Thiên Thần, vì thế mà Allah phán: {Allah xóa đi hoặc giử lại điều nào Ngài muốn} Al-Ro'd: 39.

Và Allah phán ở chương khác:

{Quả thật, những điều tốt lành sau khi phạm phải sẽ xóa bỏ đi những gì bất lành trước đó} Hud: 114. 

Ai nói: "Thưa Allah! Bề tôi không mong được Ngài thay đổi định mệnh nhưng hãy ban cho bề tôi được dễ dàng." Chúng ta không được cầu xin như thế này bởi lời cầu xin mang ý nghĩa: Ngài hãy làm gì thì làm đi nhưng hãy giảm nhẹ nó, mà chúng ta hãy cầu xin được Allah thay đổi định mệnh xấu thí dụ cầu xin câu: Thưa Allah! Xin hãy ban cho bề tôi được lành mạnh. Hãy ban bổng lộc cho bề tôi... hoặc những gì tương tự.

Có Hadith:

Nabi  nói: “Đừng bao giờ nói trong lời cầu xin: cầu xin Allah hãy thương xót cho bề tôi nếu Ngài muốn.” Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

Chỉ nói như thế này mà Nabi  đã cấm còn câu cầu xin trên càng không được nói.

Hãy biết rằng lời cầu xin có thể thay đổi được định mệnh như được nhắc trong Hadith:

Nabi  nói: "Không gì thay đổi được định mệnh ngoại trừ lời cầu xin." Hadith do Al-Tirmizy ghi lại.

Có biết bao người nghèo sơ xác không gì để ăn và có biết bao người đau bệnh... tất cả tưởng chừng đã bị hủy diệt do nghèo và bệnh tật nhưng cũng nhờ lời cầu xin mà được Allah thay đổi cuộc đời họ, Allah phán:

{Và (hãy nhớ) Ayyub (Job) khi Người cầu xin Thượng Đế của Người và thưa: "Bề tôi đã gặp nạn và Ngài là Đấng khoan dung nhất của những người tỏ lòng khoan dung."} Al-Ambiya: 83.

Ayyub đã kể về hoàn cảnh của mình gặp đang bị hoạn nạn và đã được Allah đáp:

{Bởi thế TA đã đáp lại lời cầu xin của Người. Rồi TA đã làm tan nỗi khổ mà từ lâu Người đã cam chịu.} Al-Ambiya: 84. 

Giai đoạn thứ ba: ý muốn.

Tin tưởng rằng tất cả vạn vật đang tồn tại hay không tồn tại đều nằm trong ý muốn của Allah như: mưa, hạn hán, thảo mộc, sống, chết... kể cả mọi hành động của tạo vật như Allah đã phán:

{Để nhắc nhở ai trong các người muốn đi đúng đường * Nhưng điều mà các người muốn sẽ không thành tựu trừ phi Allah, Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài muốn (hay chấp thuận)} Al-Takweer: 28 – 29. 

Allah phán ở chương khác:

{Và nếu Allah muốn thì những người sống sau (thời đại của các Rosul) đã không chiến tranh lẫn nhau sau khi đã chứng kiến những bằng chứng rõ rệt (của Allah) nhưng họ đã bất đồng ý kiến với nhau, bởi thế trong họ có người tin tưởng và có người không tin. Và nếu Allah muốn thì họ đã không chiến tranh lẫn nhau.} Al-Baqoroh: 253. 

Và tất cả người Muslim thống nhất nhau về câu nói: "Khi Allah muốn chắc chắn sẽ thành và khi không muốn sẽ không bao giờ thành."

Kể cả hành động của con người cũng nằm trong ý muốn của Allah, đến đây nảy sinh vấn đề một khi hành động của con người nằm trong ý muốn của Allah vậy con người bị ép buộc phải làm, bởi "khi Allah muốn chắc chắn sẽ thành và khi không muốn sẽ không bao giờ thành." Với sự hiểu sai lệch này đã phát sinh ra nhóm Al-Jabriyah thuộc trường phái Al-Jamiyah và họ chia thành ba nhóm nhỏ gồm: nhóm Al-Jahm họ hiểu sai về thuộc tính, nhóm Al-Jabr họ hiểu sai về định mệnh và nhóm Al-Irja họ hiểu sai về đức tin tất cả ba nhóm này đều sai lầm và hư đốn, sẽ không tìm được điều gì tốt trong họ cả.

Có lời nói: một khi tất cả mọi việc đều trong ý muốn và sự định đoạt của Allah, vậy thì chúng ta bị ép phải làm những hành động của chúng ta. Với câu nói này quả là điều rất sai lầm và đi lệch quá xa, bởi khi con người bị ép buộc phải làm hành động gì đó rồi bị trừng phạt bởi hành động đó, bạn thử nghỉ xem nếu xảy ra với con người như thế thì có lẽ mọi người sẽ gào thét in ỏi, thế tại sao lại gán ghép cho Đấng Tạo Hóa?

Vậy con người muốn hỏi hay nói điều gì đó có bị ai ép buộc không? Và tất cả điều biết rằng con người hoàn toàn có sự lựa chọn không hề bị ép buộc trong hành động của mình thí dụ: từ nhà đến Masjid bạn có cảm nhận được ai ép buộc bạn phải đi không? Không, tương tự thế mọi hành động khác đều do bạn lựa chọn nhưng tất cả mọi hành động đó đã được định đoạt trước đến khi xảy ra việc chúng ta mới biết được là do Allah sự định đoạt và ý muốn của Allah còn trước khi xảy ra thì chúng ta không hề biết được, như Allah phán:

{Và không một ai biết được vật gì mà y sẽ kiếm được vào ngày mai và cũng không một ai biết được đâu là mảnh đất mà y sẽ chết, quả thật Allah am tường tinh thông mọi việc.} Luqman: 34.

 

Quả thật, tất cả mọi việc xảy ra là do Allah quyết định nhưng không ép buộc con người phải làm như vậy, ngược lại do sự lựa chọn của con người đến đây không có sự bất công, vì thế nếu việc làm nào xảy ra không do con người lựa chọn thì y không bị thanh toán, không bị tội. Tương tự thế những ai không biết hoặc bị ép buộc hoặc làm trong quên lãng thì họ không bị bắt tội bởi xảy ra ngoài ý muốn, ngoài sự lựa chọn của họ.

Có Hadith:

Ông Aly t thuật lại lời Nabi e: "Tất cả mỗi người trong các người đều được định cho một nơi ở trong thiên đàng và một ở trong hỏa ngục." Mọi người hỏi: vậy chúng ta đừng làm gì cả phó thác tất cả cho định mệnh đi? Nabi e đáp: "Không, hãy lao động đi vì tất cả hành động sẽ làm cho định mệnh được suôn sẻ, nhóm người hạnh phúc sẽ đi đến hạnh phúc thật dễ dàng còn những người bất hạnh sẽ đi đến bất hạnh cũng dễ dàng." Sau đó Nabi e đọc: {Bởi thế, đối với ai xuất bố thí và kính sợ Allah * Và tin nơi cái tốt * Thì TA (Allah) sẽ làm cho mọi điều của y được dễ dàng thoải mái * Ngược lại, đối với ai keo kiệt và tự cho mình giàu có đầy đủ * Và phủ nhận cái tốt * Thì TA sẽ làm cho mọi việc cực nhọc thật dễ dàng đến với y.} Hadith do Al-Bukhory ghi lại.

 

Bổng lộc cũng đã được Allah qui định sẵn nhưng con người phải tìm lý do mới có được số bổng lộc đó, tương tự thế con cái cũng đã được định sẵn là bao nhiêu người nhưng phải tìm lý do để được hưởng số con đã định đó là phải cưới vợ hay gả chồng, chứ ai nói: nếu Allah đã định cho tôi con cái thì dù có ngủ cũng có con nữa thì y là người không bình thường.

Tương tự thế những việc làm đức hạnh: hãy làm việc đức hạnh đi để được vào thiên đàng, và không có một ai ngăn cản bạn qui phục Allah lại càng không có một ai ép buộc bạn phải làm việc tội lỗi.

Những người đa thần đã đổ thừa cho định mệnh cho việc tổ hợp của mình, như được Allah nhắc:

{Những người đa thần sẽ nói: "Nếu Allah muốn khác thì chúng tôi lẫn cha mẹ chúng tôi đâu có thờ thần linh (khác cùng với Ngài) và chúng tôi cũng không cấm đoán điều gì."} Al-An-a'm: 148. 

Allah đáp lại họ:

{Những kẻ trước họ cũng đã nói dối giống như thế cho đến khi họ nếm hình phạt của TA.} Al-An-a'm: 148.

Với lý do của họ không được chấp nhận, bởi Allah cho đó là lời vu khống dối trá của họ và hứa hẹn cho họ một hành phạt {cho đến khi họ nếm hình phạt của TA.}

Nếu ai nói: chúng tôi có một bằng chứng việc Nabi e đã lấy lý do định mệnh đó là sự xung đột giữa Nabi Adam và Nabi Musa, Nabi Musa  nói với Nabi Adam: Người là thủy tổ của chúng tôi, Người đã đem chúng tôi và bản thân Người ra khỏi thiên đàng (bởi Nabi Adam bị đuổi ra khỏi thiên đàng là vì cố ăn cây cấm). Nabi Adam  đáp: các người trách móc Ta chăng, quả thật đấy là định mệnh mà Allah đã định cho Ta trước khi Ngài tạo Ta ra. Nabi Muhammad e nói: "Nabi Adam đã diện lý do đó với Nabi Musa." Người nói thế hai hoặc ba lần. Có đường truyền khác Người nói: "Lý do của Adam đã chiến thắng." Hadith do Al-Bukhory ghi lại. 

Dựa vào Hadith này những kẻ làm tội lỗi lại đổ thừa cho định mệnh.

Vậy phải giải thích Hadith này ra sao đây trong khi Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

Hadith này được Shaikh Al-Islam Ibnu Taimiyah và học trò Shaikh Ibnu Al-Qoiyim giải thích như sau:

Shaikh Al-Islam Ibnu Taimiyah nói: "Nabi Adam đã phạm tội, với tội đó Người bị trục xuất khỏi thiên đàng nhưng Người đã sám hối sau đó và đã được Allah tha thứ rồi hướng dẫn Người, đối với người sám hối giống như người không phạm tội vậy. Trong thực tế, Nabi Musa  là một trong những vị Rosul kiên định đã trách móc ông tổ của mình về đều đã được Allah tha thứ, chẳng qua là lời trách móc lỗi lầm đã lỡ phạm mà thôi đó là việc Người đưa thân mình và mọi người ra khỏi thiên đàng với việc bị trục xuất khỏi thiên đàng là tội lỗi của Nabi Adam, ở đây khẳng định một điều rằng Nabi Adam không cố ý làm việc đó để bị trục xuất để rồi bị mọi người trách móc, vậy tại sao Nabi Musa còn trách móc Nabi Adam ?

Ở đây thể hiện cho rõ rằng Nabi Musa không muốn trách móc Nabi Adam về tội lỗi đã phạm mà chỉ trách móc về tại nạn đã gặp và điều đó nằm trong định mệnh của của Allah, đến đây những ai dùng Hadith này làm bằng chứng cho việc đổ thừa cho về việc làm của mình trong tội lỗi thì không thuyết phục."

Nếu ai đó làm điều tội lỗi chẳng hạn như quan hệ tình dục trước hôn nhân rồi chúng ta định đem y ra xử theo giáo lý để làm gương cho mọi người, y bảo: đây chẳng qua là định mệnh mà tôi bị định như thế thôi.

Chúng ta bảo: hãy đánh y một trăm roi và đài biệt xứ một năm.

Y sẽ bảo: khoan đã, tại sao các người lại chấp nhất định mệnh đã an bài cho tôi.

Bảo y: chúng tôi không phản đối việc đó, nhưng đừng trách móc chúng tôi bởi việc trừng phạt anh cũng là định mệnh đã an bài cho anh.

Theo được kể có một người ăn trộm được đưa đến gặp Umar bin Al-Khottob rồi ra lệnh cắt tay y, y bảo: khoan đã, tôi ăn trộm chẳng qua là do định mệnh Allah đã an bày thế mà thôi. Câu trả lời này đúng.

Umar đáp: chúng tôi cắt tay anh chẳng qua cũng là định mệnh Allah mà thôi. Lý do của Umar đã chiến thắng bởi y ăn trộm do định mệnh của Allah nhưng không trong giáo lý của Allah, còn Umar cắt tay y cũng do định mệnh của Allah và vì giáo lý của Allah bảo.

Đến đây, chứng minh được rằng việc đổ thừa cho định mệnh khi đã làm tội lỗi là điều sai lầm, tương tự thế đổ thừa vào định mệnh khi đã bỏ nghĩa vụ với Allah. Ngày nay, mọi người tranh nhau tìm việc làm theo ý muốn của họ mà không hề để việc đó vụt mất và nếu ai chậm trể hoặc không nộp hồ sơ kịp thì mọi người sẽ trách móc y, với hai điều này là bằng chứng rất rõ ràng rằng con người có quyền lựa chọn.

Đổ thừa cho định mệnh về hành động tội lỗi của mình là hoàn toàn sai, bảo y: anh đón rằng ngay bây giờ Allah định cho bạn phải làm việc tội lỗi nên anh mới phạm tội phải không, vậy tại sao anh không đón rằng Allah định cho anh là người làm việc thiện rồi làm việc đức hạnh đi ?, bởi định mệnh là thiên cơ, là bí mật không ai biết cả chỉ có Allah duy nhất mà thôi, chúng ta không hề biết cho đến khi sự việc xảy ra, một khi anh đón bị Allah định cho mình phải làm tội lỗi thế lại không đón rằng Allah định bạn là người tốt rồi nói đó là tiền định, là định mệnh của Allah.

Tóm lại, sự việc rất rõ ràng và tạ ơn Allah, nếu không liên quan đến tiền định và định mệnh thì không cần đến sự nghiên cứu này bởi sự việc đã rất rõ và việc đỗ thừa cho định mệnh khi hành động tội lỗi hoặc bỏ nghĩa vụ với Allah là điều hoàn toàn sai. 

Giai đoạn bốn: Tạo vật.

Tất cả những gì trong vũ trụ đều là tạo vật do Allah tạo ra như: mưa, gió, thảo mộc...

Hỏi: Hành động của con người có phải là tạo vật của Allah ?

Đáp: tất cả hành động con người cũng là tạo vật của Allah bởi Ngài đã tạo ra con người rồi ban cho y ý muốn và khả năng dựa vào hai điều này mà hành động, cho nên lý do sự sáng tạo của con người là do ý muốn kiên định cộng với khả năng hoàn chỉnh của y điều này là tạo vật của Allah. 

15- Tiền định không có định mệnh xấu, việc xấu xuất từ hành động của người và sự việc được giải thích như sau: Allah không hề định ra việc xấu mà chỉ định ra việc tốt mà thôi bởi nguồn gốc bắt đầu từ Đấng Rộng Lượng, Đấng Thương Xót, tất cả mọi việc xấu không hề do Allah định.

Hỏi: vậy giải thích việc: "Tin tưởng vào định mệnh tốt, xấu là do Allah định đoạt, ra sao ?"

Đáp: trong mọi hành động và mọi tạo vật đều có xấu và tốt, còn trong nguyên thủy Allah không hề định trước việc xấu,

Thí dụ: Allah phán:

{Tội ác xuất hiện trên đất liền và biển cả là vì những hành vi thối nát do bàn tay của con người đã làm ra.} Al-Rum: 41.

Đây là lý do tại sao việc xấu xảy ra trên trái đất và dùng nó để khuyến cáo nhân loại:

{Cho nên, (Allah) cho họ nếm (hậu quả) của những điều mà họ đã làm để may ra họ còn có dịp (tỉnh ngộ và) quay về (với nẻo chánh)} Al-Rum: 41.

Vì thế, mọi việc xấu xảy ra là do con người tự làm nhờ vậy mới biết đâu là điều tốt, cho nên không được nói điều xấu là do Allah đã định mà cho rằng đấy là do hành động của tạo vật.

 

Hỏi: Allah định điều xấu để làm gì ?

Đáp: a) Để biết đâu là điều tốt, nếu không có xấu thì làm sao biết tốt.

b) Để mọi người quay về với Allah.

c) Để Allah dung thứ cho mọi người.

Tất cả mọi việc được Allah định đoạt đều tốt đẹp cả, khi biết được thế làm lòng ta hoàn toàn an tâm về mọi việc, như Allah đã phán:

{Và ai tin tưởng nơi Allah thì Ngài sẽ hướng dẫn tấm lòng y.} Al-Taghobun: 11

Ông A'lqomah nói: "Ai bị nạn tai rồi biết được đó là do Allah xếp đặt y sẽ hài lòng và an tâm."

Một khi con người thật sự hài lòng về tiền định sẽ cảm thấy thoải mái không hề buồn rầu và lo âu, như Nabi e đã nói:

"Người có đức tin mạnh mẽ được Allah yêu thương hơn người có đức tin yếu và cả hai đều được tốt đẹp. Hãy bảo vệ mọi điều có lợi cho anh rồi cầu xin Allah giúp đỡ và chớ có tuyệt vọng, một khi gặp phải hoạn nạn chớ nói: nếu như tôi như vầy thì sự việc sẽ khả quan hơn, nhưng hãy nói: tiền định Allah đã định nay đã thành, bởi chữ nếu sẽ mở cửa cho việc làm xấu của Shayton." Hadith do Muslim ghi lại.

Qua Hadith Nabi e dạy cố bảo vệ mọi điều có lợi, đến khi mọi việc không được như ý muốn thì hãy nói: đây quả là tiền định do Allah định nay đã thành.

Còn câu "Người có đức tin mạnh mẽ được Allah yêu thương hơn người có đức tin yếu" chữ mạnh ở đây không phải mạnh về thể lực, mạnh về cơ bắp mà là mạnh về đức tin, như đã thấy có biết bao người có thể lực rất mạnh nhưng lại không ích lợi gì mà ngược lại. Nếu ai viết câu "Người có đức tin mạnh mẽ được Allah yêu thương hơn người có đức tin yếu" lên tấm bản rồi treo tại sân vận động với ý định mạnh mẽ về thể xác là điều Harom không được phép làm.

Tóm lại, mọi điều xấu không được đổ thừa cho Allah mà là do hành động của tạo vật mà ra.

 

Hỏi: trong việc tạo ra tạo vật xấu đó có dụng ý chăng ?

Đáp: có, nếu không có tạo vật xấu thì làm sao biết được tạo vật tốt, thí dụ: cho sói rất nhỏ so với lạc đà nhưng cho sói lại ăn thịt người như Allah kể về lời nói của Ya'qob:

{Và Ta sợ rằng chó sói sẽ ăn thịt Nó (Yusuf)} Yusuf: 13.

Trong khi lạc đà với thể xác to tác, sức khỏe mạnh vậy mà không ăn thịt người ngược lại ngay cả một đứa cũng có thể dắt đi, như Allah phán:

{Há họ đã không thấy việc TA đã tạo hóa cho họ trong số loài vật do bàn tay của TA đã làm ra gia súc mà họ làm chủ hay sao ? * Và TA đã bắt chúng (thú vật) phục tùng họ, bởi thế một số con vật họ dùng để cưỡi và một số khác họ ăn thịt.} Yaseen: 71 – 72.

Bạn hãy suy nghĩ về sự sáng suốt tột cùng của Allah trong việc tạo ra lạc đà với thể xác to tác rồi Ngài ra lệnh chúng ta suy nghĩ về chúng với lời phán:

{Thế họ không quan sát các con lạc đà, xem chúng đã được tạo hóa như thế nào ư ?} Al-Ghoshiyah: 17.

Ngài đã tạo ra chó sói và những con vật tương tự gây hại đến con người để cho loài người biết khả năng của Allah là vô biên và tất cả mọi việc đều nằm trong tay Allah.

16- Giờ tận thế không một ai biết cả chỉ có Allah duy nhất mà thôi, bởi vị Thiên Thần tốt nhất hỏi một Rosul hoàn hảo nhất loài người với câu: "Tôi không biết, vấn đề đó người hỏi biết rõ hơn tôi."

Ở đây rút được một bài học rằng ai nói mình biết được khi nào tận thế hoặc tin vào ai đó biết được giờ tận thế thì y là người Kafir, bởi y đã phủ nhận Qur'an và Sunnah.

 

17- Vì sự vĩ đại của ngày tận thế mà Allah cho mọi người biết những dấu hiệu của nó để con người chuẩn bị. Cầu xin Allah ban cho chúng ta và mọi người chuẩn bị trước về nó.

18- Thiên Thần khi biến lại dạng người thì cũng đi bộ như con người, nhưng ở dạng thật do Allah tạo họ có đi bộ không ?

Đáp: Allah phán:

{Hãy bảo chúng (Muhammad): "Nếu trên trái đất chỉ có các Thiên Thần an tâm đi lại thì chắc chắn TA sẽ phái một Thiên Thần từ trên trời xuống làm một Rosul."} Al-Isro: 95. 

Họ không đi mà lại bay bởi họ có cánh, như Allah phán:

{Tạ ơn Allah, Ðấng đã sáng tạo các tầng trời và trái đất, Ngài đã chỉ định các Thiên Thần làm Rosul có cánh hai hoặc ba hoặc bốn (đôi).} Fatir: 1.

Trang Tổng Hợp Hadith »
Hadith thứ hai - Phân Tích 40 Hadith Nawawiyah

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB