Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Đin (Tôn giáo) là lời khuyên bảo

Hadith thứ bảy Phân Tích 40 Hadith Nawawiyah.

7- Ông Abu Ruqoiyah Tameen bin Âus Al-Dary (cầu xin Allah hài lòng về ông) thuật lại lời Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người): "Đin (Tôn giáo) là lời khuyên bảo." Chúng tôi hỏi: vì ai thưa Rosul? Người đáp: "Vì Allah, vì Kinh Sách của Ngài, vì Rosul của Ngài, vì những Imam của người Muslim và vì toàn thể người Muslim." Hadith do Al-Bukhory ghi lại ở phần Iman, chương lời Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người): "Đin (tôn giáo) là lời khuyên bảo." Hadith trang 35 do nhà xuất bản Bait Al-Afkaar Al-Đâuliyah và Muslim ghi lại ở phần Iman, chương phân tích quả thật Đin (tôn giáo) là lời khuyên bảo, Hadith số 55 và 95. 

Phân tích Hadith:

* Chữ "Đin" trong tiếng Arập mang hai nghĩa: "Đin A'mal (tức hành động tôn thờ)" và "Đin Jazạ (tức thưởng phạt cho sự tôn thờ)". Câu kinh:

{Đức Vua của ngày Đin.} Al-Fatihah: 4. 

Ngụ ý chữ "Đin" trong câu kinh là "Đin Jazạ (tức thưởng phạt cho sự tôn thờ)". Còn câu:

{Và TA (Allah) chỉ hài lòng cho các ngươi về Đin Islam mà thôi} Al-Ma-i-dah: 3. 

Ngụ ý chữ "Đin" trong câu kinh là "Đin A'mal (tức hành động tôn thờ)"

* Chữ "khuyên bảo" có nghĩa là thật thành tâm làm điều đó.

* Khuyên bảo vì Allah mang hai ý nghĩa:

+ Thành tâm thi hành sự tôn thờ vì Ngài.

+ Chứng nhận rằng: chỉ Allah duy nhất trong việc tạo hóa, xứng đáng tôn thờ và những đại danh và đặt tính của Ngài. 

* Khuyên bảo vì Kinh Sách của Ngài (tức Thiên Kinh Qur'an) mang nhiều ý nghĩa sau:

+ Bảo vệ Kinh Thiên Qur'an tức bảo vệ tránh khỏi sự chỉnh sửa, thay đổi, thêm bớt của con người đồng thời chỉ ra sự vô hiệu của những ai thay đổi.

+ Thật lòng tin tưởng mọi tin tức có trong Qur'an không chút nghi ngờ, nếu ai phủ nhận hay nghi ngờ bất cứ tin tức nào có trong Qur'an thì y không phải là người khuyên bảo mà là người Kafir.

+ Thi hành mọi mệnh lệnh có trong Qur'an, nếu không thi hành thì không phải là người khuyên bảo.

+ Tránh xa mọi lệnh cấm có trong Qur'an, nếu không thi hành thì không phải là người khuyên bảo.

+ Tin tưởng chắc chắn rằng mọi giáo lý có trong Thiên Kinh Qur'an là những giáo lý tốt đẹp nhất, phù hợp nhất mà không có giáo lý nào bằng.

+ Tin tưởng chắc chắn rằng Thiên Kinh Qur'an là lời phán của Allah từ chữ cho đến ý nghĩa, là lời phán thật sự do chính Ngài phán rồi mặc khải vào con tim của Nabi Muhammad (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) qua trung gia Đại Thiên Thần Jibreel để cho Nabi Muhammad (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) dùng Qur'an khuyến cáo nhân loại bằng ngôn ngữ Arập.

 

* Khuyên bảo vì Rosul (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) của Allah mang nhiều ý nghĩa sau:

+ Noi theo Sunnah của Người và không bao giờ noi theo bất cứ ai ngoài Người, vì Allah đã phán:

{Chắc chắn trong các ngươi có vị Rosul của Allah, Người là một gương đạo đức mẫu mực cho những ai hy vọng về (cuộc gặp gỡ) với Allah và ngày (phán xử) cuối cùng và đồng thời họ tưởng nhớ Allah thật nhiều.} Al-Ahzaab: 21.

 

+ Tin tưởng chắc chắn rằng Rosul của Allah là người thật, việc thật không hề có dối trá hay bịa đặt và Người là Người chân thật nhất, đáng tin cậy nhất.

+ Tin tưởng tất cả mọi thông tin do người thông báo từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai.

+ Thi hành mọi mệnh lệnh của Người.

+ Tránh xa mọi lệnh cấm của Người.

+ Luôn bảo vệ giáo lý do Người truyền đạt.

+ Tin tưởng rằng những gì do Rosul truyền đạt là do chính Allah mặc khải bắt buộc phải thi hành tất cả, bởi những gì được xác thực từ Sunnah thì có hiệu lực như Qur'an, như Allah đã phán:

{Hỡi những người có đức tin! Hãy tuân lệnh Allah và tuân lệnh Rosul.} Al-Nisa: 59.

Allah phán ở chương khác:

{Ai tuân lệnh Rosul thì quả chắc đã tuân lệnh Allah} Al- Nisa: 80.

 

Allah phán ở chương khác:

{Và vật gì do Rosul ban cho các người thì hãy nhận nó và vật gì bị Rosul cấm thì hãy tránh xa nó ngay} Al-Hashr: 7.

+ Luôn sát cánh giúp đỡ, chống đỡ Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) lúc Người còn sống, còn nếu đã chết chống đỡ Sunnah của Người.

 

* Khuyên bảo vì những Imam của người Muslim:

Imam là người gương mẫu như Allah đã phán:

{Quả thật, Ibrohim là một nhà lãnh đạo hết lòng sùng bái Allah, duy chỉ tôn thờ Ngài.} Al-Nahl: 120.

 

Imam còn mang nghĩa là bề tôi trung kiên của Allah, như được nhắc:

{Và hãy biến chúng tôi thành người lãnh đạo cho những người biết kính sợ} Al-Furqon: 74.

 

Imam của những người Muslim được chia làm hai loại người:

a) Các học giả Ulama: là những người thừa kế được kiến thức, sự tôn thờ, tính tình và sự truyền bá Islam từ Nabi, họ là những người đầu tiên hiểu biết thật sự chủ đề sự việc, bởi họ là những người trực tiếp đối diện với mọi thể loại người từ người bình thường đến những người có cấp bậc trong xã hội để kêu gọi đến với tôn giáo của Allah.

b) Những nhà lãnh đạo thi hành theo giáo lý Islam, bắt buộc họ phải áp dụng giáo lý đó lên bản thân chính họ và cả những người khác.

 

* Khuyên bảo vì các học giả Ulama mang những nghĩa sau:

+ Thương yêu họ, bởi không yêu thương họ bạn sẽ không xây được nền tảng giáo lý.

+ Bảo vệ, giúp đỡ họ trong việc tuyên truyền chân lý, đồng thời phổ biến sách vở của họ bằng mọi phương tiện thông tin đại chúng phù hợp với mỗi thời đại mỗi nơi.

+ Bảo vệ danh dự, tiếng tăm của họ tức không hài lòng cho bất cứ ai nói xấu về họ, chê bai, khiển trách họ, còn nếu bạn nghe được người khác chê bai các học giả Ulama trước mặc bạn thì hãy làm theo những phương án sau:

Thứ nhất: chấn chỉnh lại những gì sai lầm, hiểu lầm, giả dối, bịa đặt từ người nói, kế tiếp làm theo phương án hai.

Thứ hai: Xem xét xem người nói có cố ý nói như thế không hay chỉ là sự hiểu lầm.

Thứ ba: nếu chỉ là sự hiểu lầm thì giải thích liền vấn đề hiểu làm đó rồi báo cho mọi người biết rằng những gì Ulama nói mới là đúng còn ai nói khác họ thì tự chịu trách nhiệm cho câu nói của mình.

Thứ tư: phải dùng lời lễ vô cùng lịch thiệp để diễn giải phân tích đặt biệt đối với những người có cấp bậc trong xã hội.

Có người vô học nói ra những lời thiếu tôn trọng khi gặp các học gia Ulama khi biết được những gì Ulama đó nói khác với những gì họ biết họ tỏ ra vô cùng tức giận, vô đạo đức đôi khi lại tát cho Ulama đó bạt tay rồi nói những lời thiếu tế nhị: tại sao ông lại nói những lời này, lời nói của ông quả là sai lầm, chẳng lẽ ông không sợ Allah à?. Nhưng sau khi cùng nhau nghiên cứu lại thì những Ulama nói mới là đúng còn những gì họ hiểu là sai, họ cứ tưởng mình đi đúng trên đường Sunnah đúng đường của tiền nhân nhưng thật ra họ lại ở một nơi xa nhất.

Do đó, khi con người tự hào về bản thân mình thì xem người khác chỉ bằng hạt bắp, hãy cẩn thận về điều này. Cầu xin Allah được bình an.

+ Trong những điều khuyên bảo vì Ulama gồm: một khi gặp họ làm sai thì chớ im lặng và nói: ông ta hiểu biết hơn tôi mà hãy tranh luận với họ bằng phép lịch sự, tôn trọng bởi con người đôi khi gặp phải sai lầm cần phải được nhắc nhở và đây cũng là sự khuyên bảo vì Ulama.

+ Chỉ dạy họ cách tuyên truyền phù hợp, đúng lúc. Bởi có một số học giả Ulama rất yêu thích việc truyền đạt kiến thức sẽ thấy ông ta nói mọi lúc mọi nơi thì làm cho mọi người cảm thấy nặng nề, chán ngán bởi mỗi khi có mặt ông trong nhóm thì liền đứng dậy nói. Khi thế hãy chỉ họ cách truyền đạt phù hợp, đúng lúc, đúng chổ.

Vì thế, chúng ta thấy được rằng Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) đã khuyên bảo các bằng hữu của mình với những lời khuyên bảo rất ngắn gọn súc tích trong khi lời nói của Người mọi người đều muốn lắng nghe nhưng người lại sợ làm mọi người chán ngán, vậy là người thông minh cần phải hòa đồng biết lựa chọn cơ hội tốt đẹp và phù hợp. 

 

* Khuyên bảo vì các nhà lãnh đạo mang những ý nghĩa sau:

+ Công nhận sự lãnh đạo của họ còn ai không công nhận họ thì không phải là người khuyên bảo vì họ, bởi một khi không công nhận sự lãnh đạo của họ thì không hề làm theo mệnh lệnh cũng như tránh xa lệnh cấm của họ. Cho nên, bắt buộc phải công nhận sự lãnh đạo của họ, nếu người nào chết mà không dưới sự lãnh đạo của nhà lãnh đạo thì y chết như những người thời tiền Islam, cho dù nhà lãnh đạo thuộc tầng lớp nào cũng phải nghe theo.

+ Phổ biến đến mọi người sự tốt đẹp của nhà lãnh đạo, bởi điều đó làm cho mọi người thương yêu nhà lãnh đạo hơn và khi đã yêu thương thì họ sẽ thi hành mọi mệnh lệnh của nhà lãnh đạo đưa ra.

Ngược lại, có một số người do lòng đố kỵ điều kiển họ nên đã nói toàn điều xấu về nhà lãnh đạo, che dấu đi điều tốt thì quả đây là điều bất công.

Thí dụ: nhà lãnh đạo chỉ làm sai một điều gì đó thì bị bêu xấu đủ điều họ đã quên đi biết bao nhiêu điều tốt mà nhà lãnh đạo đó làm, quả đây là điều vô cùng bất công.

+ Thi hành mọi điều lệnh, lệnh cấm do nhà lãnh đạo ra lệnh ngoại trừ việc bảo làm tội lỗi với Allah thì không làm theo bởi không được phép vâng lời tạo vật để làm tội lỗi với Đấng Tạo Hóa Allah, tuân lệnh nhà lãnh đạo cũng là sự tôn thờ Allah với bằng chứng là câu kinh:

{Hỡi những người có đức tin! Hãy tuân lệnh Allah, tuân lệnh Rosul và các nhà lãnh đạo của các người.} Al-Nisa: 59, Allah đã định việc tuân lệnh họ thuộc trong những mệnh lệnh của Ngài và những gì Allah ra lệnh đều thuộc sự tôn thờ.

Nếu nhà lãnh đạo có làm tội lỗi với Allah cũng bắt mọi người thi hành theo, bởi bắt buộc họ phải là người không phạm tội với Allah không phải là điều bắt buộc.

+ Nếu nhà lãnh đạo có sai chúng ta phải che dấu những điều xấu  đó không phổ biến cho mọi người biết, nếu ai làm thì chẳng qua trong con tim người đó có nhiều hiềm khích, thù hằn, đố kỵ với họ, bởi điều đó nếu được lan truyền sẽ dẫn đến tình trạng tự tách ly khỏi sự quản lý của nhà lãnh đạo dẫn đến rất nhiều điều xấu khác không đón được kết quả.

Che dấu những điều xấu của họ không đồng nghĩa với việc im lặng bỏ mặc họ làm gì làm ngược lại, phải khuyên can họ bằng trực tiếp nếu có thể, nếu không thì nhờ đến các vị học giả Ulama khuyên bảo họ. Vì vậy, Usamah bin Zaid t đã ngăn chặn lời nói xấu của một nhóm người nói với ông rằng: tại sao ông không làm và không nói về người này và người này, nghe vậy ông đáp: chẳng lẽ mọi người muốn tôi kể hết cho mọi người nghe tất cả những gì tôi đã nói với nhà lãnh đạo hả? Điều này thì không thể.

Con người không thể nào kể hết cho mọi người nghe những gì đã nói với nhà lãnh đạo, bởi nếu nhà lãnh đạo làm theo thì mọi người sẽ nói: ông ta quá hèn yếu còn không làm theo thì mọi người nói y là người độc tài, độc quyền.

Bởi thế, sự sáng suốt nhất là không nói cho mọi người về điều gì cả bởi điều đó dẫn đến nhiều chuyện ngoài ý muốn.

+ Không tách ly khỏi sự quản lý của họ, không chống đối lại họ và Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) đã không cho mọi người cơ hội kháng cự lại nhà lãnh đạo của họ với câu nói:

"Cho đến khi các người thấy được sự phủ nhận Allah của họ thật rõ ràng thì đó mới là bằng chứng trước Allah." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

 

Hỏi: nếu cho phép tách ly khỏi họ những nhà lãnh đạo với những điều kiện thì có được tách ly không? Bởi có sự khác nhau giữa hai điều được phép tách ly và bắt buộc tách ly.

Đáp: Không được phép tách ly, bởi sự tách ly là muốn mọi việc được tốt đẹp hơn và làm sao trở nên tốt đẹp hơn chỉ là một nhóm nhỏ, vũ khí lại ít trong khi tập thể là nhóm người rất mạnh về mọi mặt, bởi việc tách ly sẽ dẫn đến sự đổ máu, xâm phạm đến điều Harom chứ không có lợi gì cả như chúng ta đã chứng kiến cảnh tách ly của nhóm Khowarij đã tách ly khỏi vị thủ lĩnh Aly bin Abu Tolib cho đến ngày nay và đã xảy ra không biết bao là điều xấu xa chỉ có Allah mới rõ.

Nhưng có một số người đã châm chính, đã nhóm lên ngọn lửa hiềm khích thù hằn mà chẳng nghĩ đến kết quả sẽ ra sao, đây quả là điều sai lầm vô cùng to lớn.

Như thế nào mới gọi là phủ nhận Allah? Bởi có số người cho rằng điều này là phủ nhận Allah còn số người khác thì không. Trả lời cho ý này dựa vào câu nói của Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người): "sự phủ nhận Allah của họ thật rõ ràng" tức không chút nghi ngờ như tận mắt thấy họ lại bụt tượng hoặc chính tay nghe họ chữi Allah hoặc Rosul hoặc những gì tương tự.

 

* Khuyên bảo vì toàn thể người Muslim: là thể hiện sự yêu thương, sự vui tươi, chào hỏi Salam, giúp đỡ họ và làm những điều có lợi họ bảo vệ họ tránh mọi điều xấu có hại.

Bạn phải biết rằng khi nói chuyện với người bình thường không giống như người có chức quyền, nói với người có học thức khác với người dốt nát, vì vậy tùy người mà có lời nói phù hợp, hãy khuyên bảo mọi người theo khả năng có thể. 

 

* Những bài học rút từ Hadith:

1- Các bằng hữu rất tranh thủ để hỏi Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) về kiến thức Islam và họ hỏi tất cả mọi điều mà người Muslim cần phải biết đến nó thể loại như khi Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) kể về sự xuất hiện của Đajjal ngày đầu tiên dài bằng một năm thì họ liền hỏi vậy phải dâng lễ Solah như một ngày có đủ không? Dựa vào đó những gì các bằng hữu không hỏi đến thì chúng ta đừng có hỏi đặt biệt là về các đại danh và đặt tính tuyệt đối của Allah, do vậy mà Imam Malik đã cho rằng câu hỏi về "sự an tọa trên ngai vương của Allah là như thế nào?" là câu hỏi Bid-a'h bởi người hỏi đã hỏi điều mà các Sohabah đã không hỏi đến.

2- Là tập thể Muslim bắt buộc phải có người Imam để dẫn dắt họ, có thể là Imam quản lý việc chung tất cả hoặc chỉ giải quyết một bộ phận nào thôi.

Giới học giả Ulama nói: nếu trong Masjid có Imam chính thức thì những người khác không được phép điều khiển buổi lễ Solah mà không có phép của Imam chính thức.

Vì thế, mà Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) đã ra lệnh cho những người đi du hành rằng: nếu trong nhóm có ba trở lên người thì cử ra một người quyết định mọi công việc của họ để tránh khỏi tranh cải những điều không phải.

Một khi đã cử ai làm người chỉ huy thì bắt buộc phải nghe theo lời người chỉ huy đó nếu không thì còn gì ý nghĩa chỉ huy nữa nhưng chỉ nghe trong khuôn khổ Islam tức không được nghe lời người chỉ huy làm những điều trái ngược với giáo lý Islam.

Đin (Tôn giáo) là lời khuyên bảo

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB