Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Chương 129: Văn hóa và lễ nghĩa về việc ngồi cùng với mọi người

Văn hóa và lễ nghĩa về việc ngồi cùng với mọi người


Hadith 817: Ông Ibnu Umar thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah (saw) nói:

“Ai đó trong các ngươi chớ bắt một người đứng dậy khỏi chỗ ngồi của y để mình ngồi vào chỗ đó, mà các ngươi hãy nới rộng chỗ ra cho nhau.”

Ông Ibnu Umar, khi có ai đó đứng dậy nhường chỗ cho ông thì ông không ngồi. (Albukhari, Muslim).

* Bài học từ Hadith

- Hadith cấm bắt một người đã ngồi trước đứng dậy để nhường chỗ cho mình hay cho người khác cho dù người đi vào là người tốt hơn người đang ngồi đó về kiến thức hoặc lớn hơn về tuổi tác. Đây là giáo luật dành cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, một số học giả Islam cho rằng có trường hợp ngoại lệ cho việc đó đối với ai là người đang dạy học trong Masjid, và chỗ đó là chỗ mà người đó thường ngồi dạy; trong trường hợp này thì được phép bảo ai đó đã ngồi đứng dậy nhường chỗ cho người thầy đó khi ông đến.

- Còn về việc ông Ibnu Umar không ngồi vào chỗ mà người ta đã nhường cho ông, đó không phải là không được phép mà bởi vì ông sợ cho bản thân phạm vào điều cấm mà thôi.



Hadith 818: Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah (saw) nói:

 “Khi ai đó trong các ngươi rời chỗ ngồi rồi sau đó quay lại thì chỗ đó đáng là chỗ của y hơn ai khác.”(Muslim).

* Bài học từ Hadith

- Hadith cho biết rằng việc một ai đó rời chỗ ngồi của mình để đi đâu đó hay vì việc gì đó của anh ta thì anh ta không mất đi quyền ngồi lại chỗ đó nếu anh ta quay lại.

Hadith 819: Ông Jabir bin Samurah thuật lại: Khi chúng tôi đến họp mặt cùng với Thiên Sứ của Allah (saw) thì chúng tôi thường ngồi ở cuối hội đồng. (hadith do Abu Dawood và Tirmizdi ghi lại).

* Bài học từ Hadith

- Hadith dạy các tín đồ văn hóakhi đến các buổi họp mặt hay các buổi tọa đàm. Giả sử, nếu ai đó đến tham gia một cuộc họp, anh ta không nên cư xử một cách không tao nhã bằng cách vượt qua đầu của những người đang ngồi. Nếu anh ta đến sau thì hãy ngồi ở phía sau.  Anh ta cũng không nên cốngồi vàochỗ của người khác.

Hadith 820: ÔngAbu Abdullah Salman Al-Farisy thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah (saw) nói:

 “Bất kỳ người đàn ông nào tắm vào ngày thứ sáu, tẩy rửa thân thể sạch sẽ, thoa dầu hoặc chất thơm tại nhà của y rồi rời khỏi nhà (đến Masjid), (khi vào Masjid) y không cố chen vào chính giữa hai người đang ngồi, rồi y dâng lễ nguyện Salah theo những gì được qui định cho y, rồi sau đó y im lặng khi Imam thuyết giảng, thì sẽ được tha thứ tội lỗi trong khoảng thời gian giữa Jumu’ah đó và Jumu’ah tiếp theo.” (Albukhari).

* Bài học từ Hadith

- Hadith khuyến khích tắm và xức dầu thơm vào ngày thứ sáu.

- Hadith dạy các tín đồ Muslim lễ nghĩa khi vào ngồi trong Masjid, đó là không được cố chen vào giữa hai người đang ngồi.

- Khuyến khích dâng lễ nguyện Salah Sunnah hoặc tụng niệm hay đọc Qur’an trước khi Imam thuyết giảng và bắt buộc giữ im lặng khi Imam thuyết giảng.

- Hadith cho thấy nếu một người làm những điều như trong Hadith đã nói vào ngày thứ sáu thì sẽ được xóa các tiểu tội, còn các đại tội thì phải cần sám hối; và đó là đối với các tội liên quan đến quyền của Allah, riêng đối với các tội liên quan đến quyền của con người thì ngoài sám hối còn phải trải lại công bằng cho người bị đối xử bất công.

Hadith 821: Ông ‘Amru bin Shu’aib thuật lại từ cha và cha ông thuật lại từ ông nội của ông rằng Thiên Sứ của Allah (saw) nói:

“Không được phép cho một người ngồi chen giữa hai người đang ngồi trừ phi được phép của hai người đó.” (Abu Dawood, Tirmizdi).

* Bài học từ Hadith

- Hadith là bằng chứng rõ ràng rằng Islam cấm chen vào ngồi giữa hai người đang ngồi ngoại trừ hai người đó đồng ý. Và ở đây cũng mang ý nghĩa rằng không được phép cho ai đó nghe cuộc nói chuyện của hai người khi hai người đó nói chuyện kín đáo với nhau trừ phi hai người đó đồng ý.

Hadith 822: Ông Huzdaifah bin Al-Yamant nói: “Ai ngồi chính giữa vòng tròn của buổi họp mặt thì sẽ bị nguyền rửa bởi Thiên Sứ của Allah bởi Người đã nguyền rủa một người ngồi giữa vòng tròn của mọi người”.

* Bài học từ Hadith

- Hadith cho chúng ta thấy rằng một người không được đẩy mình vào vòng tròn của một số người đang ngồi vì điều này có nghĩa là y không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Hadith như một dạy rằng một người Muslim không nên xâm phạm vào các vấn đề cá nhân của người khác.

Hadith 823: Ông Abu Sa’eed Al-Khudri thuật lại: Tôi đã nghe Thiên Sứ của Allah (saw) nói:

 “Cuộc ngồi hội họp tốt nhất là cuộc ngồi hội họp mà những người tham gia biết nhường chỗ cho nhau.”(Abu Dawood ghi lại với đường truyền xác thực).

* Bài học từ Hadith

- Hadith khuyến khích người Muslim nhường chỗ cho nhau khi ngồi tham gia họp mặt hoặc tham gia bất kỳ một cuộc ngồi nào đó.

Hadith 824: ÔngAbu Huroiroh thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah (saw) nói:

 “Ai ngồi trong buổi tòa đàm và đã có nhiều lời nói vô bổ ngoài cuộc tọa đàm thì trước khi y đứng dậy rời khỏi buổi tọa đàm đó, y hãy nói (Subha-naka ollo-humma wa bihamdika, ash-hadu alla ila-ha illa anta, astaghfiruka wa atu-bu ilayka) thì y sẽ được tha thứ tội lỗi mà y đã làm trong buổi tọa đàm đó.”(Tirmizdi ghi lại và ông nói hadith tốt, xác thực).

* Bài học từ Hadith

- Lời Du’a này khuyến khích đọc sau mỗi buổi tọa đàm bởi nó sẽ xóa đi tội lỗi đã gây ra trong buổi tọa đàm đã tham gia.

Hadith 825: ÔngAbu Huroiroh thuật lại: Vào lúc cuối đời, Thiên Sứ của Allah (saw) khi Người muốn đứng dậy rời khỏi buổi tọa đàm hay buổi họp mặt thì Người thường nói:

 “Lạy Allah, Ngài là Đấng Vinh Quang và đáng được ca tụng, bề tôi xin chứng nhận không có Thượng Đế nào khác ngoài Ngài, bề tôi sám hối với Ngài và xin Ngài tha thứ tội lỗi.”

Có lần, một người đã nói với Người: Thưa Thiên Sứ của Allah, quả thật Người đã nói những lời mà trước đây Người chưa từng nói. Thiên Sứ của Allah (saw) nói:

 “Đó là (lời Du’a) để xóa những tội lỗi trong buổi tọa đàm.” (Abu Dawood, Al-Hakim)

* Bài học từ Hadith

- Thiên Sứ của Allah đã đọc lời Du’a là để dạy các tín đồ của Người tìm lấy ân phước chứ Người không nói chuyện vô bổ trong các buổi tọa đàm cũng như các buổi hội họp.

Hadith 826: Ông Ibnu Umar thuật lại: Thiên Sứ của Allah (saw) ít khi đứng dậy rời khỏi cuộc họp mặt mà không nói những lời Du’a này:

 “Ollo-humma aqsim lana min khoshyatika ma yahu-lu baynana wa bayna ma’siyatika, wa min to’atika ma tuballighuna bihi jannataka, wa minal yaqi-n ma tuhauwinu bihi alayna maso-ibad dunya. Ollo-humma matti’na bi asma’ina wa absorina, wa qu-watina ma ahyaytana, waj’alhul wa-ritha minna, waj’al tha’rona ala man zholamna wansurna ala man a-dana, wa la taj’al musi-batana fi di-nina,  wa la taj’alid dunya akbaro hammana wa la mablagho ilmina, wa la tusollito alayna man la yarhamuna”

“Lạy Allah, xin Ngài ban cho bầy tôi nỗi sợ hãi Ngài để làm rào cản giữa bầy tôi và những hành động bất tuân Ngài, xin Ngài ban cho bầy tôi sự vâng lệnh Ngài để đưa bầy tôi đến với Thiên Đàng của Ngài, xin Ngài bầy cho bầy tôi lòng kiên định để bầy tôi dễ dàng vượt qua những tai họa của thế gian. Lạy Allah, xin Ngài cho bầy tôi tận hưởng thính giác của bầy tôi, thị giác của bầy tôi và sức mạnh của bầy tôi miễn là Ngài giữ cho bầy tôi sống và làm cho những người thừa kế từ chính con cháu của bầy tôi, và làm cho sự trả thù của bầy tôi bị hạn chế đối với những kẻ đàn áp bầy tôi, và xin Ngài giúp bầy tôi chống lại những kẻ thù địch đểbầy tôi không để sự bất hạnh ảnh hưởng đến tôn giáo của bầy tôi; xin Ngài đừng để những vấn đề trần tục là mối quan tâm chính của bầy tôi, hoặc giới hạn tối đa của sự hiểu biết của bầy tôi, và đừng để những người không có lòng thương xót bầy tôi cai trị bầy tôi.”(Hadith do Tirmizdi ghi lại).

* Bài học từ Hadith

- Hadith này đã tiết lộ một lời cầu nguyện mà qua đó chúng ta có thể đạt được tất cả những gì tốt đẹp trong thế giới này cũng như cõi Đời Sau.

- Hadith khuyến khích mỗi tín đồ cầu nguyện trước khi muốn đứng dậy rời đi khỏi cuộc tòa đàm.

Hadith 827: Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah (saw) nói:

 “Bất kỳ một nhóm người nào đứng dậy rời khỏi cuộc tọa đàm mà trong đó họ không tụng niệm Allah thì nhóm người đó giống như xác chết đã bóc mùi hôi thối của một con lừa và họ đã bị thua thiệt.”(Abu Dawood ghi lại với đường dẫn truyền xác thức).

* Bài học từ Hadith

- Hadith cảnh báo về việc quên lãng và thờ ơ trong việc tưởng nhớ và tụng niệm Allah bởi chứng bệnh nghiêm trọng nhất của trái tim là quên lãng Allah và hầu hết những người làm điều tội lỗi nguyên nhân là do quên lãng Allah.

Hadith 828: Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah (saw) nói:

 “Bất cứ nhóm người nào tụ tập lại với nhau mà không tụng niệm Allah cũng như không salawat cho vị Nabi của họ thì sẽ gặp phải sự hối tiếc. Nếu muốn Allah sẽ trừng phạt họ và nếu muốn Ngài sẽ tha thứ cho họ.” (Tirmizdi ghi lại và ông nói hadith tốt).

* Bài học từ Hadith

- Hadith cho thấy bắt buộc các cuộc tụ tập và hội họp nào cũng phải có sự tụng niệm Allah và Salawat cho Thiên Sứ Muhammad bởi hadith khẳng định việc không tụng niệm Allah cũng như không Salawat cho Thiên Sứ Muhammad sẽ bị trừng phạt. Một số học giả cho rằng việc không tụng niệm Allah cũng như không Salawat cho Thiên Sứ Muhammad trong các buổi tụ tập và hội họp chỉ là Makruh.

Hadith 829: Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah (saw) nói:

 “Ai ngồi trong buổi tụ tập hoặc hội họp mà không tụng niệm Allah thì y sẽ gặp phải nỗi thương tiếc từ nơi Allah. Ai đặt mình nằm xuống mà không tụng niệm Allah thì y sẽ gặp phải nỗi thương tiếc từ nơi Allah.(Abu Dawood).

* Bài học từ Hadith

Tóm lại, Hadith này cũng như các Hadith của chương này, một người nên nhớ đến Allah trong tất cả mọi lúc. Điều này sẽ thiết lập và củng cố mối quan hệ của người đó với Allah, giúp tâm trí của y không rời xa Ngài. Sự vô tâm và hời hợt với Allah khiến con người không tuân theo các quy tắc và giới hạn của Ngài, trong khi đó, sự tưởng nhớ Allah ngăn cản một ngườinói ra những điều xấu cho mọi người trong sự vắng mặt của họ hoặc chê bai và coi thường ai đó trong một cuộc họp. Thật không may, những điều tiêu cực như vậy được thưởng thức tại các phiên trò chuyện trong xã hội của chúng ta. Điều này tạo ra sự oán giận, hiềm khích và thù địch trong trái tim dẫn đến sự chia rẽ xã hội và tình đoàn kết giữa huynh đệ Muslim. Do đó, mỗi người Muslim nên cẩn thận, tránh những cuộc tụ họp như thế.

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB