Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Nỗi lòng của Cha

 Khi còn nhỏ, cha là người đàn ông mà con cái luôn ngưỡng mộ, lời cha nói con cái luôn lắng nghe bởi cha là anh hùng trong mắt con cái và cha nói gì cũng đúng, cha làm gì cũng tài.

Đến khi con cái trưởng thành và thành công là cha đã già.

Có lẽ, do cha phụ thuộc vào con cái quá nhiều, nhất là khi cha không thể lao động.

Lúc đó, dường như con cái xem cha là người ăn bám con, cha dường như là gánh nặng cho kinh tế của con, lời cha nói con cái không thèm chúý và cho rằng đó là lời nói làm nhàm.

Và nỗi sợ khi cha la rầy đã biến mất khỏi con cái từ lâu lắm…đây là hiện trạng chung đắng lòng của xã hội ngày càng phát triển mà chúng ta đang sống.


Mỗi khi con cái ra khỏi nhà, đứng trước công chúng… là con cái thường thể hiện sự hiếu thảo đối với cha mẹ, muốn báo hiếu nhưng trong họ có mấy ai thật lòng khi mà cha mẹ đã không thấy mặt con cái nhiều tháng dài, hoặc cay đắng hơn nữa là cha con phải kiện nhau ra tòa chỉ vì đất đai, tiền nông…điển hình như câu chuyện sau:

Ông Jabir bin ‘Abdullah kể: Có một thanh niên đến kiện cha mình trước Nabi (Sol lol lo hu a lai hi wa sal lam) thưa Thiên Sứ của Allah, cha tôi lấy tiền của tôi. Người bảo người thanh niên: Cậu hãy mời cha mình lại đây.

Đang trong lúc chờ đợi hai cha con đến thì Jibril đến gặp Nabi (Sol lol lo hu a lai hi wa sal lam) bảo:

Allah gửi chào Salam cho Ngươi và bảo: Khi người cha đến, Ngươi hãy hỏi ông ấy đã nói gì, ông đã lẩm bẩm gìđó không ai nghe thấy.

 Lúc hai cha con đến, Nabi (Sol lol lo hu a lai hi wa sal lam) hỏi:

{Con của ông đã than phiền việc ông lấy tiền của hắn?}

Người cha trả lời: “Xin Nabi hãy hỏi hắn, tôi đã chi số tiền đó cho ai, cho cô của hắn hay dì của hắn hay là cho bản thân tôi?”

Nabi (Sol lol lo hu a lai hi wa sal lam) nói: {Hãy tạm gác chuyện đó lại, ông hãy cho Ta biết ông đã lẩm bẩm gì đó lúc đang đến đây.}

Người cha nói: “Xin thề bởi Allah, thưa Thiên Sứ của Allah, Allah đã gia tăng thêm cho tôi lòng tin kiên định rằng Người là Thiên Sứ của Ngài. Thú thật, tôi đã than trách nhưng không ai nghe được lời than trách đó.”

Nabi (Sol lol lo hu a lai hi wa sal lam) bảo: {Hãy nói Ta nghe.}

Người cha nói: Tôi đã ngâm vài câu thơ sau:

Cha đã nuôi con lúc mới lọt lòng và đã hi sinh đến khi con lớn khôn … Cha mang đến cho con mọi thứ giúp con vui vẻ.

Khi đêm nào con ọ ẹ bởi nóng sốt cũng là đêm cha không sao ngủ được.

Tiếng ọ ẹ của con khiến cha bồn chồn, lo lắng thức trắng đêm.

Phải chi căn bệnh đó đánh bại cha thay vì con.

Căn bệnh hạ gục con trước sự bất lực của cha và mắt cha tuông trào.

Cha lo sợ con gặp phải chuyện bất trắc.

Mặc dù, lòng vẫn hiểu cái chết là tất yếu không trì hoãn.

Đến khi con khôn lớn và thành đạt.

Điều cha đã mong ước và hi vọng được cho con.

Rồi phần thưởng mà con đáp trả lại cha là sự cay nghiệt, thô lỗ.

Tựa như con là người ban ân, ban bố lòng tốt

Ôi phải chi,khi con không cư xử tử tế được với cha … Thì ít ra con cũng phải cư xử với cha như một người láng giềng cạnh nhà. {alertInfo}

Nghe xong bài thơ, Nabi (Sol lol lo hu a lai hi wa sal lam) nắm lấy áo của người thanh niên mà bảo:

Cậu và tài sản của cậu thuộcvề cha cậu.

Ot-Tobaroni ghi trong hai bộ Al-Mu’jam Os-Soghir và Al-Awsot, Ibnu Abi Ad-Dunya ghi ở phần Al-‘Iyal.

Học giả Ash-Shawkani truyền lại lời giải thích ý nghĩa Hadith: Quả thật, chữ “lam” trong từ mang nghĩa là “thuộc” tức thuộc quyền sử dụng chứ không mang nghĩachủ sở hữu, bởi lẽ, tài sản của con là của con, khi mà concái có trách nhiệm trả Zakat và là tài sản thừa kế.

Các đại Imam Abu Hanifah, Malik vàAsh-Shafi’i giải thích: “Người cha chỉ được lấy tài sản của con cái đủ cho nhu cầu bản thân bởi vì Hadith {Quả thật, sinh mạng, tài sản của các ngươi là điều bất khả xâm phạm…}” Trích từ bộ sáchAl-Majmua’ Sharhul Muhazdzdab của Imam An-Nawawi (15/384).

Trong câu chuyện chúng ta thấy, nỗi đau bất hiếu đã chạm đến trái tim của người cha khiến cho Jibril phải rời khỏi trời đến gặp Nabi (Sol lol lo hu a lai hi wa sal lam) mà báo sự việc và có lẽ đây cũng là nỗi đau chung của rất nhiều người cha trong thời đại hiện tại này.


Một câu chuyện đắng lòng: Cha và con ở tòa án.

Một người cha già đã đến gặp thẩm phán trong phòng xét xử, ông phàn nàn về con trai mình và nói với thẩm phán. Thưa thẩm phán, tôi gửi đơn khiếu nại đến quí tòa.

Thẩm phán hỏi: Ông lão thưa kiện ai?

Người cha đáp: Kiện con trai tôi.

Thẩm phán đưa mắt nhìn các bạn đồng nghiệp tỏ vẻ ngạc nhiên. Và thẩm phán hỏi tiếp: Nội dung khiếu nại là gì và đơn khiếu nại của ông đâu.

Người cha nói: Tôi muốn kiện để nhận một khoản trợ cấp hàng tháng từ con trai tôi.

Thẩm phán nói: Đây là quyền lợi của ông.

Người cha nói tiếp: Mặc dù tôi rất giàu, nhưng tôi vẫn muốn lấy tiền trợ cấp hàng tháng của con trai tôi.

Thẩm phán lại thêm một lần ngạc nhiên nữa trước lời nói của người cha. Thẩm phán lấy thông tin chi tiết, tên của con trai ông lão và ra lệnh triệu tập đến tòa án. Theo lệnh triệu tập, đứa con trai đứng cùng cha của mìnhtrước tòa.

Thẩm phán hỏi cậu con trai: Đây có phải là cha của cậu không?

Người con trai đáp: Phải.

Thẩm phán nói: Cậu có biết rằng cha cậu làm đơn tố cáo yêu cầu cậu trợ cấp hàng tháng không? Và khoảng trợ cấp rất thấp, chỉ là 10 Dinar (khoảng hơn 700 ngàn), đó là những gì cha cậu yêu cầu.

Người con trai nói: Cha tôi yêu cầu tôi như thế ư, trong khi ông sở hữu khối bất động sản, đất đai và rất rất giàu. Làm thế nào ông lại yêu cầu số tiền cỏn con này. Nếu nhưông có nhìn thấy số tiền này trên mặt đất, tôi tin làông sẽ không khom lưng xuống nhặt nữa kìa.

Thẩm phán nói với người con trai: Đó là những gì cha cậu yêu cầu.

Người cha nói: Thưa quí tòa, tôi mong là được quí tòa phân xử cho tôi số tiền này, chắc chắn tôi sẽ nhận tiền trợ cấp đó hàng tháng và không bao giờ bỏ qua.

Thẩm phán gọi người cha và tuyên phán quyết của mình cho người con trai: Tòa tuyên án quyết định áp chế người này con ông này (tức người con trai) bắt buộc ông phải đưa trợ cấpc ho cha mình số tiền 10 Dinar vào mỗi tháng. Số tiền này là theo yêu cầu của người cha và việc trợ cấp không được gián đoạn trong suốt đời.

Lúc hai cha con ra gần khỏi cửa phòng xét xử, thì thẩm phán lớn tiếng gọi người cha và hỏi ông trước mặt con trai ông ta, nói: Xin phép ông cho tôi hỏi ông một câu hỏi?

Người cha nói với thẩm phán: Xin mời.

Thẩm phán hỏi: Tại sao ông lại làm như vậy. Ông chỉ yêu cầu số tiền nhỏ nhặt này. Mặc dù ông là một người giàu có và là chủ sở hữu bất động sản, hơn nữa, ông vốn không cần số tiền nhỏ nhặt đó?

Nghe hỏi thì người cha khóc nức nở và trả lời thẩm phán trong nước mắt: Do tôi nhớ con trai tôi, tôi đã lâu không gặp con. Tôi đã không ngừng suy nghỉ về con, nhưng hắn đã lâu không ngồi cùng tôi, đã không thăm hỏi tôi, đã không quan tâm đến tôi và cũng không nói chuyện với tôi. Đó là lý do tại sao tôi nộp đơn kiện này, tôi không yêu cầu nhiều hơn hoặc ít hơn mà tôi chỉ muốn gặp con tôi mỗi tháng.

Lúc này thẩm phán cũng bật khóc, và nói với người cha rằng: Tôi xin thề với Allah, nếu ông nói với tôi điều này ngay từ đầu, là tôi đã ra lệnh bỏ tù và đánh roi hắn rồi.

Thẩm phán quay sang người con bảo: Tôi xin thề với Allah, cậu mãi không thành công nếu không có sự hài lòng của cha mẹ, cho dù cậu có sở hữu tất cả tiền bạc trên đời cũng không ngửi thấy được mùi hương của Thiên Đàng.

Hỡi những người con, anh có biết là anh chỉ có mỗi người cha trên đời này, cha anh là một trong những cánh cửa trung tâm của Thiên Đàng, như Nabi (Sol lol lo hu a lai hi wa sal lam) đã từng nói: Và chắc chắn một điều rằng cho dù con cái có làm bất cứ gì cho cha và làm nhiều bao nhiều đều không sao trả đủ công ơn của chađã hi sinh cho con cái, ngoại trừ một trường hợp duy nhất, anh biết là gì không? Nabi (Sol lol lo hu a lai hi wa sal lam) nói:

{Con cái sẽ chẳng bao giờ trả đủ công ơn của cha mình ngoại trừ thấy cha là nô lệ, rồi chuộc thân cha và trả tự do cho cha.} Tập thể học giả Hadith ghi lại ngoại trừ Al-Bukhari.

 


Ai ai có thể làm được điều này trong thời đại của chúng ta đây.

Theo đó, con cái sẽ chẳng bao giờ bù đắp đủ công ơn cha già đã hi sinh, bởi chỉ vì con cái đã biến cha trở thành người có phẩm chất sau:

Nabi (Sol lol lo hu a lai hi wa sal lam) nói:

{Quả thật, con cái (đã biến cha thành) nhút nhác, keo kiệt, dốt và u buồn.}

Cha nhúc nhác không dám tham chiến vì tình yêu con cái quá lớn, sợ chết bỏ lại chúng. Nỗi lòng của cha kể từ khi sinh con ra cho đến khi con cái tự lập, cha đều luôn sợ con gặp điều bất trắc, lo lắng khi con đang ở trường, đang ở công ty, đang đi chơi, kể cả lo lắng khi con ngủ chưa đủ giấc, cha lo cho con tất cả.

Cha keo kiệt sợ không đủ tiền nuôi con. Cha đã không ít lần cấm bản thân mình hưởng thụ những miếng ngon ngọt chỉ vìđể con có miếngăn ngon nhất. Giờ đây anh cũng đã là cha mẹ, chẳng phải có những lúc anh đã tự cấm mình điều mà anh rất ưa thích đó sao? Bởi anh muốn điều đó cho con của mình. Lúc này anh đang sống trong sung sướng, hưởng thụ thì cha mẹ của anh đã trải qua khó khăn và cực nhọc biết bao.

Cha dốt vì không còn ham muốn và không nổ lực học hành như trước kia, bởi tâm trí của cha đè nặng kinh tế gia đình, lo cho con ăn học.

Cha u buồn bởi cha có rất nhiều tâm sự, u buồn khi con bị bệnh, u buồn khi con xin gì đó mà cha không đủ khả năng để cho, cha u buồn khi con chưa nên người, cha u buồn khi con chưa công việc ổn định… thậm chí các con đã già cha mẹ vẫn còn lo lắng cho con cái. Con cái nào có biết ban đêm cha thường len lén nhìn xem con đã ngủ chưa thì cha mớian tâm mà ngủ giấc tròn. Và nỗi u buồn lớn nhất là cha thấy con ở rất xa Allah, không chịu thần phục Ngài.

Cha vĩ đại như thế đó, thử hỏi con cái làm sao trả cho đủ côngơn của cha già đây, cha đã hi sinh tất cả chỉ vì muốn cho con được đủ đầy và hạnh phúc mà thôi. Vậy mà có rất nhiều những đứa con chỉ biết xem trọng mỗi mẹ mà thôi.

Đúng, người con cần phải hiếu thảo với mẹ gấp 3 lần cha như Nabi (Sol lol lo hu a lai hi wa sal lam) đã trả lời câu hỏi của một vị Sahabi tôi cần hiếu thảo với ai trước, Người đáp: {Là mẹ của anh, rồi cũng là mẹ của anh và rồi cũng là mẹ của anh, rồi mới đến cha của anh.}

 

Cho dù như vậy, con cái chứ đừng quên công ơn của cha đã hi sinh.

Nếu mẹ đã đưa anh vào cuộc đời thì cha là người đã mang cả cuộc đời đặt trước mặt anh.

Nếu mẹ cho anh sự sống, thì cha dạy anh cách sống trên cuộc đời này.

Nếu mẹ mang anh trong bụng chín tháng, thì cha đã mang anh và cả mẹ của anh hết cả đời mình.

Nếumẹ đảm bảo cho anh không bị đói, thì cha dạy anh cách không để bị đói.

Nếu mẹ mang nặng anh trong bụng, thì cha đã cõng anh nặng trĩu trên lưng mình.

Nếu mẹ đứng ra gánh lấy trách nhiệm cho anh, thì cha dạy cho anh cách gánh vác trách nhiệm.

Nếu mẹ bảo vệ anh khỏi bị vấp ngã, thì cha dạy anh cách đứng dậy sau khi bị vấp ngã.

Nếu anh cảm nhận được mẹ và tình yêu của mẹ ngay từ khi sinh ra, thì anh không cảm nhận được tương tựở cha mãi đến khi anh có con cái. Lúc này, anh mới hiểu được cha anh đã từng yêu anh như thế nào!

Mẹ là khởi nguồn của dịu dàng, nhưng cha lại là khởi nguồn của đạo đức.

Cha là ngọn nến cháy sáng cả cuộc đời mình để soi sáng cho niềm hạnh phúc của anh, của mẹ anh và của anh chị em của anh.

Cha là người tự tách xa những người thân yêu, bạn bè và quên đi bản thân mình, tại sao lại thế? Là vì mong muốn mang lại niềm vui cho anh và mẹ của anh.

Cha rất cao cả, tự mình gánh nặng nợ nần trăng trở vào ban đêm và lo lắng vào ban ngày, cha đã chưa từng than thở với anh bất cứ lần nào cả. Hơn thế, là cha đãtạm bỏ nỗi âu lo ở tại cửa vào để bước vào nhà gặp anh bằng nụ cười được ngụy trang để không làm gây ảnh hưởng đến học hành và cuộc sống của anh.

Cha là chổ dựa cho anh trong giông tố cuộc đời, nhất là với chị em gái.

Cha là bức từng thành mà anh đã dựa dẫm trong suốt cuộc đời của mình.

Cha là chiếc thuyền bình an cứu anh khỏi biển giông tố.

Vì vậy, ở loài người, khi nào một đứa bị xem là mồ côi.

Hỡi tín hữu Muslim, tất nhiên không phải là bị mất mẹ, một trẻ bị xem là mồ côi là khi trẻ đó mất cha, còn ở động vật, chúng bị xem là mồ côi khi chúng mất mẹ.

Đáng tiếc, trong xã hội đã xảy ra biết bao chuyện đau lòng trước hành động bất hiếu của những đứa con. Có những đứa con – Subhanolloh – đã không hề nói chuyện nhỏ nhẹ, tế nhị với cha bao giờ, hắn mở miệng nói chuyện với cha toàn bằng những giọng điệu thô lỗ, cọc cằn, không tí tôn trọng cha của hắn, hắn cao giọng với cha của mình, tại sao lại thế, hỡi những đứa con…? Tại sao lại cay nghiệt và cọc cằn, cha anh đã làm gì với anh …?

Có những nhà con cái vô trách nhiệm, thấy ngời cha lo toan mọi việc trong ngoài, chuyện gì cha cũng tự làm, cha tự vào bệnh viện thăm khám, trả tiền; cha tự sửa chửa nhà cửa khi mưa tạt, cha tự thổi lửa nấu cơm, tự giặt giủ quần áo… trong khi con cái không ai chịu giúp, con cái có mở mắt không vậy, có lẽ con cái vẫn đang mở mắt nhìn đấy chứ… nhưng chúng không thấy, chúng không biết đau lòng, chúng không biết sót thương cho cha già hi sinh cho mình cả đời, giờ đây, chỉ còn một khoảng ngắn nữa là bước vào mộ… có lẽ con cái đã bỏ lương tâm ở đâu mất rồi, có lẽ đối với con cái lương tháng quan trọng hơn.

Có những trường hợp, cha già đã hi sinh cho con cái cả đời đến khi mắt yếu, lưng còng, chân yếu, da nhăn… cha mỏi mòn mong chờ và hi vọng làđứa con nào đó sẽ chăm sóc mình lại. Tiếc thay,có những đứa con chỉ biết ăn bám vào cha hoặc báo cha hoặc không ít trường hợp đánh cha nữa kìa; có trường hợp cha già phải điến từng nhà của con cái để kiếm miếng ăn qua buổi. Lẽ nào đây là sự báo hiếu cho cha đó sao…?

Này hỡi những người con, xin hãy nhận đây lời khuyên chân thành, quả thật, phần quà vĩ đại nhất mà anh tặng lại cho cha anh lú công tuổi già đó là sự ngoan đạo của anh, sự thành đạt của anh, thấy anh nhắc đến tên của ông, tôn trọng ông, lễ phép với ông, nghe được người khác nói “Này cậu, cầu xin Allah thương xót người đã nuôi dưỡng cậu tốt như thế này.” Có được thế là anh đã tặng được cha anh một món quà giá trị vô cùng. Thấy rõ chỉ có anh mới là người có lợi.

Hỡi những người con, cho dù cha của anh là người thiếu trách nhiệm, cho dùông đã li dị mẹ anh, cho dù ông đã đối xử thô bạo với anh… Thì xét cho cùng ông cũng chính là cha đẻ của anh, xin đừng ngoãnh mặt với cha, bởi anh có thể cưới thêm vợ mới, anh có thể có thêm con cái khác, anh có thể kiếm thêm bất cứ gì anh muốn… Nhưng chắc chắn anh không tìm đâu người cha mới, anh sẽ tìm thấy cha ở đâu sau khi ông lìa khỏi cuộc sống này đây.

Cho nên, anh chỉ có một người cha duy nhất, hãy kiên nhẫn với cha, hãy cư xử tử tế với cha, hãy ở cạnh cha nhiều hơn có thể, bởi một ngày trôi qua làanh mất đi một cơ hội gần bên cha.

Nhân đây cho phép tôi có vài lời khuyên dành cho cácchịgái. Các chị có biết, con gái là lòng nhân từ và là con đường dẫn đến Thiên Đàng, làđóa hoa hồng của cha, làgiọt mồ hôi dọng trên mặt cha, Nabi (Sol lol lo hu a lai hi wa sal lam) của chúng ta đã rất quan tâm vàđề cao vai trò của con gái như đượ công Anas bin Malik kể: Thiên Sứ của Allah (Sol lol lo hu a lai hi wa sal lam) đã nói: 

{Ai nuôi nấng hai bé gái cho đến khi cả hai trưởng thành, vào Ngày Tận Thế, Ta và người đó như thế này.} rồi Người áp sát hai ngón tay của mình lại. Sahih Muslim (4/2027).

Bà ‘A-ishah kể: Thiên Sứ của Allah (Sol lol lo hu a lai hi wa sal lam) đã nói: 

{Không ai trong cộng đồng của Ta, nuôi nấng ba con gái hoặc ba chị em gái, cư xử tốt với họ, ngoại trừ những người nữ đó trở thành tấm chắn bảo vệ y khỏi Ngục Lửa.} Al-Bayhaqi ghi.

Tại sao …? 

Tại vì con gái rất quan trọng, rất dễ bị nguy hiểm, rất dễ bị cám dỗ … đặc biệt là trong thời đại hiện tại, nhưng tại sao khi các chị có công việc thì tỏ thái độ bất cần đến cha, mà chỉ biết quan tâm đến mẹ mà thôi, nhất là khi cha cưới thêm vợ khác thì các chị càng mau chóng quên cha hơn nữa… Tại sao lại thế, hỡi các chị…? Tại sao các chị chỉ biết dịu dàng, ngoan hiền trước mẹ và bỏ mặc đi cha của mình? Chị em có biết tại sao mẹ của các chịcó nhiều thời gian ở bên chăm sóc các chị không, đó là do cha của các chị đã đảm bảo cho bà có một cuộc sống tốt đẹp, để cho các chị có nhiều thời gian ở bên mẹ của mình, cha chấp nhậnở nơi xa lạ để các chị được hạnh phúc, cha chịu đau đớn để các chị được vui vẻ, cha nhịn đói để các chị được no đầy… Tất cả là những gì cha của các chị đã hi sinh cho các chị vui hưởng đó.

Cha các chị là người đàn ông trung thực nhất đã từng ôm các chị.

Cha các chị là khởi nguồn của niềm vinh dự và tự hào của cácchị trước mặt chồng và trước bao thiên hạ.

Cha các chị là khởi nguồn của sự giàu sang thoát khỏi nghèo khó.

Cha các chị có một mùi hương đặc biệt, thơm hơn tất cả mùi mà chị đã từng ngửi đó là mùi mồ hôi của ông, tại sao? Bởi các chị vốn biết rất rõ, giọt mồ hôi đó chảy xuống làđể mang lại hạnh phúc cho các chịđó.

Lúc còn nhỏ các chị mơ ước được cưỡi ngựa thì cha đã sẵn sàn bò để các chị cưỡi trên lưng ông mà hô hào vui vẻ.

Cha các chị là người đàn ông trung thực nhất đã từng ôm các chị. Và các chị đã biết rất rõ các chị là người được cha thương yêu nhất trên đời này.

Quí chị em Muslim thân mến, hãy tận hưởng cuộc sống vui vẻ bên cạnh cha trước khi ông phải đi xa, vào một ngày không xa cha các chị sẽ phải rời đi xa không về, lúc đó cho dù các chị có không ra máu trước khi ra nước mắt thì cha các chị chẳng bao giờ về trở lại.

Hỡi quí anh chị em Muslim thân mến, cha là người yêu thương mình thật lòng, ông là khởi nguồn của tình yêu, của sự dịu dàng, sự trìu mến, bởi lẽ, cuộc sống mà không có cha chẳng còn giá trị, chẳng còn hương vị nữa đâu.

Cầu xin Allah phù hộ chúng ta là những người con biết hiếu thảo với cha mẹ, hổ trợ chúng ta hoàn thành được trách nhiệm và bổn phận là người con ngoan.

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB