Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Abu Bakr, mẫu mực của Chân lý

Bán đảo Ả Rập, một sa mạc rộng lớn gần ba nghìn km vuông. Một sa mạc, nhưng là nơi mà linh hồn nhân loại đã được hồi sinh nhiều lần trong suốt lịch sử, từ Adam đến Ibrahim, và đến Muhammad, cầu Allah ban bằng an đến với tất cả họ.


Như được kể lại trong Kinh Qur’an ở  câu 35-41 của chương 14, Ibrahim đã để vợ là Hajar và con trai Isma’il ở thung lũng Makkah theo lệnh của Allah. Ở đó có ngôi đền thiêng Ka’bah, nhưng nó đã bị phá hủy lúc bấy giờ. Khi Isma’il còn trẻ, Ibrahim đã cùng Isma’il xây dựng lại ngôi đền Ka’bah. Vì lời cầu nguyện của Ibrahim, Allah đã để mọi người định cư xung quanh ngôi đền Ka’bah, và đây là cách Makkah xuất hiện như một thị trấn, trung tâm hành hương và thương mại, kết nối các thương nhân trên các đoàn lữ hành từ Syria và Jordan, đến tận Abyssinia (Ethiopia ngày nay); và cho đến thời đại ngày nay Makkah là nơi linh thiêng của người Muslim trên toàn cầu.

Được tổ chức thành các bộ lạc, Makkah phải chịu đựng chủ nghĩa cuồng tín chủng tộc và chiến tranh phong kiến triền miên trong nhiều thế kỷ. Và phụ nữ lúc bấy giờ bị xem thường và coi khinh. Phụ nữ không hề có bất kỳ giá trị nào trong cuộc sống và xã hội.Trong một bối cảnh rộng lớn hơn, đế chế Byzantium và Ba Tư xung đột liên tục và chiến đấu không liên tục trong hơn sáu mươi năm, khiến các dân tộc tương ứng của họ kiệt sức. Rất cần một thông điệp ưu tiên hòa bình hơn chiến tranh, một thông điệp tôn vinh các quyền tự do và quyền của mọi người không phân biệt màu da, chủng tộc hay giới tính. Và Muhammad, xuất thân từ Makkah, được Allah chọn làm Sứ Giả của Ngài mang Bức Thông Điệp Islam rao truyền cho mọi người, đã dạy và hứa hẹn tất cả những điều này.

Thiên Sứ Muhammad đã không đơn độc trong sứ mạng truyền bá Islam của mình. Allah đã ban cho Người một người bạn đồng hành thân cận nhất. Đó là Abu Bakr, người được Thiên Sứ của Allah đặt cho biệt danh là As-siddiq (có nghĩa là người trung thực trong đức tin).

Ông Abu Bakr trẻ hơn Thiên Sứ của Allah khoảng hai tuổi. Trước khi theo đạo Islam, ông được biết đến với cái tên Abdul Ka'bah (người nô lệ của Ka'bah), sau đó Thiên Sứ của Allah đổi tên ông thành Abdullah (người nô lệ của Allah).

Trong giới trẻ, vui đùa, phóng đãng và phù phiếm là những hành vi rất phổ biến, nhưng ông Abu Bakr thì hoàn toàn khác. Ông có một cuộc sống rất kỷ luật. Một lần ông được hỏi rằng ông có uống rượu trong những ngày không biết gì không. Ông nói rằng ông chưa bao giờ chạm vào rượu vì ông muốn giữ danh tiếng và sự tôn trọng của mình. Điều này cho thấy rằng ông Abu Bakr đã có danh tiếng tốt và được kính trọng ngay cả trước Islam (Ibn al-Athir, 1280).

Ông Abu Bakr không được học hành bài bản như nhiều người đàn ông Ả Rập khác, nhưng ông là một người quan sát nhạy bén.Ông thường quan sát những gì đang diễn ra xung quanh mình. Ông có một trí nhớ rất tốt. Ông có thể đọc thuộc lòng những câu thơ nếu ông chỉ nghe chúng một lần, và ông thường đã tham dự các sự kiện thơ ca (Ibn al-Athir, 1280).

Ông Abu Bakr là một nhà thương buôn. Ông đã đi đến các quốc gia khác nhau bao gồm Abyssinia, Yemen và Syria. Những chuyến đi buôn này đã mang lại cho  ông sự giàu có, kinh nghiệm và mở rộng tầm nhìn về cuộc sống. Ông trở thành một trong những doanh nhân giàu có nhất của Makkah. Theo đó, tầm quan trọng xã hội của ông tăng lên giữa mọi người.

Ông Abu Bakr là người chăm chỉ, hào phóng, thân thiện, trung thực, và tận tâm. Ông có rất nhiều ảnh hưởng trong giới bạn bè và người quen của mình. Trong thương buôn và kinh doanh, ông luôn công bằng, không bao giờ lừa dối và gian lận mọi người.

Ông Abu Bakr thường đi thăm người bệnh, bố thí cho người nghèo (At-Tabar, 1987). Một ngày nọ, Thiên Sứ của Allah hỏi mọi người, “Hôm nay, có ai ở đây đã đi thăm người bệnh không?” Ông Abu Bakr nói, “Tôi đã làm.” Thiên Sứ của Allah hỏi: “Hôm nay có ai nhịn chay không?” Ông Abu Bakr nói, “Tôi đã làm.” Thiên Sứ của Allah hỏi: “Hôm nay có ai tham gia tang lễ không?”Ông Abu Bakr nói, “Tôi đã làm.” Thiên Sứ của Allah lại hỏi: “Hôm nay có ai giúp đỡ người nghèo không?” Ông  Abu Bakr nói: “Tôi đã làm.” Sau đó, Thiên Sứ của nói: “Ai làm bốn việc này trong một ngày sẽ là cư dân của Thiên Đàng.”

Khi vẫn còn trẻ, ông Abu Bakr đã tình nguyện tham gia một văn phòng phân xử đòi lại sự công bằng cho những người thiệt mạng hoặc bị thương. Nó giống như một thẩm phán hoặc văn phòng của quan tòa. Ông Abu Bakrđã luôn làm hài lòng cả hai bên với những quyết định công bằng của mình. (At-Tabar, 1987)

Khi Bức Thông Điệp Islam được mặc khải xuống cho Thiên Sứ Muhammad, người đàn ông đầu tiên tin tưởng là Abu Bakr. Vào ngày tuyên bố niềm tin của mình, ông Abu Bakr đã đưa ra quyết định của mình một cách nhanh chóng và không do dự, cho thấy ông hoàn toàn tin tưởng vào Muhammad, người bạn thân của mình. Thiên Sứ của Allah đã ngưỡng mộ việc ông chấp nhận Islam với câu nói: “Ngoại trừ Abu Bakr, tất cả những người màTa mời gọi đến với Islam đều đã trải qua một khoảng thời gian do dự. Nhưng Abu Bakr đã chấp nhận lời mời gọi của Ta mà không chút do dự nào”(Al-Bukhari, 870). Trên thực tế, ông Abu Bakr luôn nghi ngờ tính hợp lệ của việc thờ thần tượng và ông không hề có hứng thú với việc thờ thần tượng.

Khi Islam bắt đầu lan rộng ở Makkah, những người theo đa thần Quraish của Makkah đã đe dọa, áp bức, hành hung, và tra tấn những người Muslim, buộc nhiều người trong số họ phải di cư đến Abyssinia. Tuy nhiên, ông Abu Bakr đã không rời đi. Ông thích ở lại với Thiên Sứ của Allah để hỗ trợ Người khi Người cần. Và ông Abu Bakr đã trở thành người đồng hành với Thiên Sứ trong cuộc Hijrah theo lệnh Allah, chuyến hành trình lịch sử của Thiên Sứ tới Madinah, một cuộc hành trình lịch sử mang lại sự phát triển và hùng mạnh của Islam.

Sau đó, khi các trận chiến ở Badr và Uhud diễn ra giữa người Muslim và người ngoại đạo Ả Rập, ông Abu Bakr, cùng với một số Sahabah khác, được giao nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho Thiên Sứ của Allah. Cuối cùng khi Makkah được chinh phục vào năm 630 sau Công nguyên, tất cả các bộ lạc của Ả Rập đều tin rằng Muhammad là Thiên Sứ của Allah. Họ ngừng kháng cự và cử đại diện đến Madinah tuyên bố trung thành với Người. Trong khi bận tiếp các đại biểu, Thiên Sứ của Allah giao cho Abu Bakr làm chỉ huy của phái đoàn đi hành hương Hajj. Sự việc này chứng tỏ tầm quan trọng sống còn của việc phải có một vị Khalif được chọn sau cái chết của Thiên Sứ.(Ibn Al-Kathir, Isma'il, 1932)

Hai năm sau cuộc chinh phục được Makkah, Thiên Sứ của Allah đã thực hiện một cuộc hành hương. Và cuộc hành hương này của Người được gọi là “Cuộc hành hương từ biệt” vì Thiên Sứ của Allah bị bệnh khi trở về Madinah và qua đời hai tuần sau đó. Trong những ngày cuối cùng của bệnh tật, Thiên Sứ của Allahkhông thể làm Imam dẫn Salah cho mọi người trong Masjid. Người đã bảo vợ mình là bà ‘A-ishah nói với cha của bà là Abu Bakr thay Người dẫn Salah cho mọi người. Điều này được người Muslim coi là một dấu hiệu khác để chọn Abu Bakr làm Khalif của họ sau sự ra đi của Thiên Sứ(Ibn Hisham, 1992).

Khi Thiên Sứ của Allah qua đời vào năm 632 sau Công nguyên, rất nhiều Sahabah, trong số đó có ‘Umar bin al-Khattab, đã bị sốc và không tin rằng Thiên Sứ của Allah thực sự đã chết. Nhưng Abu Bakr, với đức tin và tinh thần kiên định cùng với sự thông hiểu chân lý vững chắc, nói với đám đông đang hoang mang và thuyết phục họ rằng Muhammad không hơn gì một vị Thiên Sứ, một vị Nabi giống như các Thiên Sứ, các Nabi khác đã chết trước Người, và không có lý do gì họ không thừa nhận cái chết của Người.

Trong bộ Sahih Al-Bukhari, một Hadith được ghi lại, bà ‘A-ishah thuật lại: Ông Abu Bakr cưỡi ngựa đến từ nơi ở của mình ở As-Sunh. Ông ấy xuống ngựa, vào Masjid và không nói chuyện với bất kỳ ai cho đến khi ông ấy đến gặp tôi và đi thẳng đến chỗ Thiên Sứ của Allah, người được đắp một tấm chăn có đánh dấu. Abu Bakr để lộ khuôn mặt của mình. Ông quỳ xuống và hôn Người rồi bắt đầu khóc và nói: "Cha và mẹ tôi sẽ hy sinh cho Người, hỡi Nabi của Allah! Allah sẽ không kết hợp hai cái chết cho Người. Người đã chết với cái chết đã được ghi cho Người." Abu Salama thuật lại từ Ibn Abbas: Abu Bakr bước ra và Umar đang nói chuyện với mọi người, và Abu Bakr bảo ông ta ngồi xuống nhưng Umar từ chối. Ông Abu Bakr một lần nữa bảo ông Umar ngồi xuống nhưng Umar lại từ chối. Sau đó, Abu Bakr đọc Tashahhud (tức là không ai có quyền được tôn thờ ngoài Allah và Muhammad là Sứ giả của Allah ()) và mọi người có xu hướng đi theo Abu Bakr và rời Umar. Abu Bakr nói, "Amma ba'du, bất cứ ai trong số các người tôn thờ Muhammad, thì Muhammad nay đã chết, nhưng bất cứ ai tôn thờ Allah, Allah vẫn sống và sẽ không bao giờ chết. Sau đó, ông Abu Bakr đọc câu Kinh Qur’an số 114 chương 3: {Thật ra Muhammad chỉ là một Thiên Sứ giống như bao Thiên Sứ trước Y mà thôi. Lẽ nào khi Y chết hoặc bị giết thì các ngươi lại quay gót bỏ chạy? Người nào quay gót bỏ chạy thì (điều đó) chẳng làm hại được Allah bất cứ điều gì. Quả thật, Allah sẽ ban thưởng cho những người biết tri ân (Ngài).} (Người kể chuyện nói thêm, "Thề bởi Allah, dường như mọi người chưa bao giờ biết rằng Allah đã ban xuống câu Kinh này trước đây cho đến khi ông Abu Bakr đọc nó và sau đó bất cứ ai nghe thấy câu Kinh này đều đọc nó.")

Sau khi Thiên Sứ của Allah qua đời, trải qua nhiều cuộc tranh luận, trong đó cả hai bên – những người Ansar (dân Madinah) và những người Muhajir (dân Makkah di cư đến) - bày tỏ ý kiến ​​của mình một cách công phu và tự do, cuối cùng ông Abu Bakr đã được nhất trí chấp nhận là Khalif; và ông trở thành vị Khalif đầu tiên của Islam sau khi Thiên Sứ của Allah qua đời. Ngay sau đó, một cuộc họp công khai tại Masjid được diễn ra, và mọi người từ gần xa kéo đến đó để tuyên thệ trung thành với Abu Bakr (Ibn Hisham, 1992).

Sau khi Thiên Sứ của Allah qua đời, ông Abu Bakr phải đấu tranh với những kẻ bội đạo và những kẻ Nabi giả mạo. Nguyên nhân cho cuộc đấu tranh này là gì? Trước hết là cái chết của Thiên Sứ. Cái chết của Thiên Sứ là một cú sốc lớn đối với người Muslim. Lần đầu tiên trong cuộc đời của cả người dân Madinah và Makkah, họ đoàn kết xung quanh một tôn giáo duy nhất. Phong tục hàng thế kỷ của họ và các giá trị phong kiến hoặc bộ lạc và sự phân chia giai cấp đã bị bãi bỏ. Việc họ tiếp thu hệ thống mới sẽ không dễ dàng. Họ chấp nhận hệ thống này theo bước chân của Thiên Sứ Muhammad. Vì vậy, cái chết của Người là một cú sốc lớn. Việc áp dụng hệ thống mới rất khó khăn, đặc biệt là đối với các bộ lạc sa mạc mới được chuyển đổi. Một số người trong số họ đã rời bỏ tôn giáo mới tức Islam và đi theo các Nabi giả, những người xuất thân từ họ và kêu gọi họ trở lại phong tục và truyền thống cũ.

Thứ hai, Islam thiết lập Zakah, một loại nghĩa vụ bắt buộc đối với những người Muslim giàu có và dư dả đối với người nghèo. Nó như một thuế an sinh được thu thập từ những người giàu và chi tiêu cho hạnh phúc của người nghèo và cho những người đi đường không có tiền để hoàn thành chuyến đi của họ. Nó cũng được sử dụng cho những người không thể trả nợ và cho những người phấn đấu vì con đường của Allah. Một số bộ lạc sa mạc đã từ chối thực hiện nghĩa vụ Zakah này sau cái chết của Thiên Sứ. Điều này báo hiệu cuộc nổi dậy của họ chống lại chính quyền mới ở Madinah.

Thứ ba, ảnh hưởng của người La Mã từ phía bắc, người Ba Tư và người Abyssinia từ phía đông và phía nam đã khuyến khích các bộ lạc xa xôi quay trở lại với tín ngưỡng và phong tục của họ.

Ông Abu Bakr đã thành công trong việc dập tắt các cuộc nổi loạn và thiết lập lại sự thống nhất ở Ả Rập. Danh tiếng tốt trong nhân dân, tư cách và những biện pháp khôn ngoan của ông đã có ảnh hưởng trong việc đánh bại các cuộc nổi loạn và thiết lập lại sự thống nhất. Ông Abu Bakr gửi các đơn vị quân đội chống lại các bộ lạc nổi dậy. Cuối cùng, những bộ lạc đó đã từ bỏ sự bất tuân của họ.

Những thay đổi do người Muslim ở Ả Rập mang lại đã thu hút sự chú ý của Đế chế La Mã (Byzantium). Để ngăn chặn sức mạnh ngày càng tăng của Islam, họ đã gửi quân đội. Trong thời của Thiên Sứ, quân đội La Mã và Islam đã chiến đấu ở Muta, trên biên giới Jordan. Không bên nào có thể áp đảo bên kia trong cuộc chạm trán đầu tiên này. Một năm trước khi Thiên Sứ của Allah qua đời, người La Mã đã thiết lập một đội quân hùng mạnh khác. Khi nghe điều này, Thiên Sứ của Allah chuẩn bị rời Madinah cùng với quân đội của mình và di chuyến đến Tabuk, ở phía bắc của Ả Rập. Tuy nhiên, căn bệnh của Thiên Sứ đã khiến đội quân này ở lại Madinah mà không khởi hành. Sau khi Người qua đời, do có tin tức về các cuộc nổi dậy ở một số bộ lạc sa mạc, một số người Muslim muốn hủy bỏ cuộc thám hiểm này. Nhưng Abu Bakr, với tư cách là Khalif mới được chọn, kiên quyết phản đối ý tưởng này, ông nói rằng: "Tôi sẽ không bao giờ hủy bỏ bất cứ điều gì do Thiên Sứ của Allah khởi xướng".

1200 người Muslim đã thiệt mạng trong trận chiến mang tên Aqraba, trong số đó, có nhiều người ghi nhớ thuộc lòng Kinh Qur'an. Umar ibn al Khattab, người có anh trai tên Zaid nằm trong số những người thiệt mạng, đã suy nghĩ sâu sắc về những gì có thể xảy ra nếu chiến tranh tiếp tục và nhiều người như vậy bị giết. Ông Umar đi đến kết luận rằng nếu Qur'an được bảo tồn, thì nó phải được biên soạn thành một tập. Vào thời điểm đó, nó nằm rải rác giữa Sahabah, và mỗi người trong số họ bảo tồn một số phần nhất định của Qur’an với cách thức và phương pháp bảo quản khác nhau. Một số đã viết nó trên da thuộc; những người khác thì viết trên cành cọ tước lá; một số khác thì viết trên xương, trên bảng đá; và một số lượng lớn đã ghi nhớ thuộc lòng. Nếu nhiều người thuộc lòng Qur’an bị giết, thì một phần của Nó có thể biến mất. Vì vậy, Umar đã đến gặp Abu Bakr, lúc đó đang ngồi trong Masjid của Thiên Sứ. Ông Umar đã trình bày và thảo luận về ý tưởng của mình với ông Abu Bakr, nhưng Abu Bakr đã bác bỏ nó vì đó không phải là việc do Thiên Sứ của Allah thực hiện. Sau đó là một cuộc tranh luận kéo dài, và cuối cùng ông Abu Bakr tin rằng Umar đúng.

Việc biên soạn Qur'an của Abu Bakr được nhiều người coi là di sản quan trọng nhất của ông. Nó thậm chí còn quan trọng hơn các cuộc chiến bội đạo và cuộc chinh phục Iraq và Syria. Ông Ali ibn Abu Talib từng nói: “Cầu xin Allah thương xót Abu Bakr! Ông ấy xứng đáng được tưởng thưởng cao quý vì ông ấy là người độc nhất vô nhị trong việc cho biên soạn Qur'an.”(Ibn Hajar, 1988).

Đó là một số hình ảnh về Abu Bakr, một trong bốn vị Khalif chính trực và cao quý nhất của Islam, một tấm gương mẫu mực của chân lý cho những người Muslim chân chính. Cầu xin Allah hài lòng và thương xót Abu Bakr, Umar, Uthman, Ali và tất cả Sahabah và những ai đi theo bước đường của họ cho đến Ngày Tận Thế.

Xem youtube video: Abu Bakr, mẫu mực của Chân lý

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB