Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Tại sao Islam bảo phải tử tế với người không phải Muslim?

Tại sao Islam bảo chúng ta phải cư xử, quan hệ giao tế tử tế với những người không phải Muslim nhưng đồng thời lại cấm chúng ta bắt chước và làm giống họ? 

Nghe Audio » Trực tiếp từ Makkah »


Câu trả lời được trình bày qua những luận điểm sau đây:

1.   Islam bảo chúng ta cư xử, quan hệ giao tế tốt bởi vì tâm lý con người thích được quan hệ giao tế và cư xử tốt, và việc cư xử giao tế tốt là cách gây thiện cảm cho những người ngoại đạo đối với người Muslim và để kêu gọi họ vào Islam.

2.   Bởi vì cư xử, quan hệ giao tế tốt là biểu hiệu của tôn giáo chúng ta, chúng ta phải thể hiện bản chất của tôn giáo mình cho tất cả mọi người ngay cả đối với kẻ thù để cho họ biết sự thật của tôn giáo chúng ta.

{Allah không ngăn cấm các ngươi đối xử tử tế và công bằng với những ai đã không giao chiến với các ngươi và không trục xuất các ngươi ra khỏi nhà cửa của các ngươi, bởi vì Allah yêu thương những người công bằng.} (Chương 60 – Al-Mumtahidah, câu 8).

3.   Islam không những ngăn cấm, bắt chước hay làm giống những người ngoại đạo, mà Islam bảo chúng ta phải làm khác họ, điều này là ý chỉ của Thượng Đế mang những ý nghĩa sau:

Ý nghĩa thứ nhất: Sự bắt chước có nghĩa là tham gia với họ theo cách nhìn bề ngoài. Trong sự việc này mang ý nghĩa yêu thích các biểu hiệu đặc trưng của họ.

Ý nghĩa thứ hai: Sự bắt chước dẫn tới sự kết nối nội tâm trong các biểu hiệu và nghi lễ làm ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức, phong thái của Islam.

Ý nghĩa thứ ba: Sự làm giống họ sẽ dẫn tới việc đi theo họ mà bản thân không hay biết và có thể khiến thế hệ sau cứ tưởng đó là một phần của tôn giáo Islam.

Ý nghĩa thứ tư: Có rất nhiều Hadith nói về việc Thiên sứ của Allah ra lệnh phải làm khác với những người ngoại đạo như nhịn chay ngày ‘A-shura’, cắt tỉa râu mép, chừa râu cằm. Ibn Umar thuật lại rằng Thiên sứ của Allah nói: “Các ngươi hãy làm khác những người thờ đa thần, các ngươi hãy cắt tỉa râu mép và chừa râu cằm.” (Muslim).


Ngoài ra, cấm đổi tóc thành màu bạc để khác người Do Thái, như Hadith qua lời thuật của Abu Huroiroh rằng Thiên sứ của Allah:

“Các người hãy đổi tóc thành màu bạc và chớ đừng làm giống người Do thái.” (Sunan Tirmizhi).

Ý nghĩ thứ năm: Làm giống họ và bắt chước họ là đang xem thường tôn giáo của mình. Những gì mà người Muslim bắt chước họ từ phong cách ăn mặc cũng như những tập tục truyền thống của họ đều là biểu hiện của sự coi thường tôn giáo của mình.

Đó là một số điều trong cung cách cư xử và giao tế với những người không phải Muslim.

Chúng ta, những người Muslim hãy đi theo đường lối của Thiên Sứ Muhammad, vị Thiên Sứ của Islam, hãy noi gương cung cách cư xử và giao tế của Người. Có như thế, chúng ta mới quảng bá được hình ảnh tốt đẹp của Islam; có như thế, những người ngoại đạo mới có cái nhìn thiện cảm về Islam. Đặc biệt, chúng ta đang chung sống với những người láng giềng không phải Muslim, chúng ta hãy áp dụng cung cách cư xử và giao tế của Thiên Sứ đối với những người  ngoại đạo để chúng ta có được sự chung sống hoà bình và an lành. Và đó cũng là thông điệp và ý nghĩa của danh xưng “Islam”.

Cầu xin Allah hướng dẫn chúng ta luôn biết hoàn thiện bản thân thành những người bề tôi Muslim noi theo tấm gương tốt đẹp của Thiên Sứ Muhammad. Cầu xin Ngài thương xót và tha thứ cho tất cả chúng ta!!!

Danh Sách Video » Tủ Sách Tôn Giáo Islam »

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB