Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Ai làm điều gì mà không có lệnh của Ta thì việc làm đó của y bị trả lại

Hadith thứ năm - Phân Tích 40 Hadith Nawawiyah.

Mẹ của những người có đức tin Um Abdullah bà A-y-shah (cầu xin Allah hài lòng về bà) thuật lại lời Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người): "Ai làm điều gì mà không có lệnh của Ta thì việc làm đó của y bị trả lại." Hadith do Al-Bukhory ghi lại ở phần hòa giải, chương khi hòa giải bằng sự bất công thì sự hòa giải đó không được chấp nhận, Hadith số 2697 và Muslim ghi lại ở phần phân xử, chương hủy bỏ những giáo lý vô hiệu và đối lại những ai tạo ra cái tân, Hadith số 17 và 1718, theo đường truyền khác của Muslim, Nabi  nói: "Ai tạo ra cái mới trong việc làm này của Ta (tức trong Islam) mà nó không có trong đạo thì việc làm đó bị trả lại y."

* Những bài học rút ra từ Hadith:

1- Cấm tạo ra điều mới mẽ trong tôn giáo Allah cho dù với ý định tốt đẹp kể cả con tim cảm nhận được điều đó là đúng, bởi đó là việc làm của Shayton.

Hỏi: Nếu tôi tạo ra cái mới nguyên thủy có từ giáo lý Islam nhưng tôi đặt ra cung cách, đường lối rõ ràng trong khi điều đó không có trong tôn giáo, vậy việc làm đó có bị trả lại tôi không ?

Đáp: Việc làm đó bị trả lại, thí dụ có một số người tự tạo ra một số cung cách tôn thờ, lời tụng niệm, tính cách và những gì tương tự tất cả điều bị trả lại.

+ Phải biết rằng noi theo việc gì đó hay bắt chước theo việc gì đó không được công nhận ngoại trừ điều đó phù hợp sáu điều sau: lý do sự việc, thể loại sự việc, số lượng sự việc, hình thức sự việc, thời gian sự việc và nơi chốn sự việc.

Còn nếu không phù hợp với giáo lý trong sáu điều này thì điều đó vô hiệu bị trả lại, bởi y đã tạo ra cái tân không có nguồn gốc từ tôn giáo của Allah.

Thứ nhất: Việc làm phải phù hợp với giáo lý về lý do của sự việc: là làm một việc tôn thờ bởi lý do mà lý do đó không được Allah cho phép, thí dụ: mỗi khi bước vào nhà thì dâng hai Rak-at rồi lấy đó làm điều Sunnah, với điều này bị trả lại.

Đúng, lễ Solah trong nguyên thủy được phép nhưng lý do đó không có trong giáo lý nên trở thành điều bị trả lại.

Thí dụ khác: nếu ai đó tạo ra một ngày tết với lý do người Muslim đã đại chiến trong trận Badr, việc làm đó bị trả lại bởi lý do đó không được Allah và Rosul (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) của Ngài qui định.

Thứ hai: Việc làm phải phù hợp với giáo lý về thể loại của sự việc: là nếu ai đó tôn thờ Allah bằng cung cách không được qui định cho thể loại tôn thờ đó thì việc làm đó bị trả lại, thí dụ: nếu ai giết tế cho Allah con ngựa thì việc làm đó bị trả lại y không được Allah chấp nhận, bởi điều đó làm trái ngược thể loại mà giáo lý đã định và loại động vật được qui định giết tế đó là súc vật thuộc ba loại: lạc đà, bò và Ghonam (tức dê và cừu).

Còn nếu y giết con ngựa rồi đem số thịt đó bố thí thì việc làm đó được phép, bởi vì y dâng lên Allah bằng cách bố thí thịt ngựa chứ không phải bằng cách giết tế.

Thứ ba: Việc làm phải phù hợp với giáo lý về số lượng của sự việc: là nếu ai tôn thờ Allah bằng cách làm vượt mức giới hạn đã định trong giáo lý thì điều đó bị trả lại y, thí dụ: ai đó lấy nước Wuđụa bốn lần tức rửa mỗi phần của cơ thể như: tay, chân, mặt bốn lần thì lần thứ tư không được chấp nhận, bởi y thêm điều không được giáo lý đặt ra và có Hadith nói về điều làm dư đó như sau:

Quả thật, Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) đã lấy nước Wuđụa ba lần rồi nói: "ai làm hơn thế này, quả là điều tệ hại quá mức và lầm lạc." Hadith do Imam Ahmad ghi lại trong quyển Musnad Al-Mukaththireen (6684), Al-Nasa-y ghi lại ở phần: tẩy rửa, chương: quá mức trong nước Wuđụa (140) và Ibnu Majah ghi lại ở phần: tẩy rửa và những điều Sunnah, chương: sự định tâm trong Wuđụa và cấm vượt quá mức trong nước Wuđụa (422). 

Thứ tư: Việc làm phải phù hợp với giáo lý về hình thức của sự việc: là ai tôn thờ Allah với những hình thức khác với giáo lý qui định thì sự tôn thờ đó không được chấp nhận bị trả lại cho y, thí dụ: nếu ai dâng lễ Solah rồi quỳ lạy trước khi cúi người về trước 90 độ thì lễ Solah đó vô hiệu bị trả lại y, bởi nó không phù hợp với giáo lý về hình thức.

Tương tự thế nếu lấy nước Wuđụa bắt đầu từ chân rồi đầu rồi tay rồi mặt thì nước Wuđụa đó vô hiệu, bởi nó không phù hợp với giáo lý về hình thức. 

Thứ năm: Việc làm phải phù hợp với giáo lý về thời gian của sự việc: nếu dâng lễ Solah trước khi bước vào thời gian của nó thì lễ Solah đó không được công nhận, bởi không được dâng trong giờ giấc đã được giáo lý qui định.

Nếu ai giết tế Allah trước khi dâng lễ Solah tết thì vật giết tế đó không được chấp nhận, bởi không đúng với thời khắc đã được giáo lý qui định.

Nếu Étikaaf không trong thời gian đã được giáo lý qui định nhưng được phép, bởi Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) đã hài lòng cho Umar bin Al-Khottob (cầu xin Allah hài lòng về ông) Étikaaf ở Masjid Harom (Masjid Makkah) khi đã nguyện.

Nếu ai tự trể nảy lễ tôn thờ ra khỏi thời gian đã qui định không có lý do giống như dâng lễ Solah Fajr sau khi mặt trời mọc không có lý do thì lễ Solah đó bị trả lại, bởi việc làm đó không được lệnh của Allah và Rosul (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) của Ngài ra lệnh. 

Thứ sáu: Việc làm phải phù hợp với giáo lý về nơi chốn của sự việc: là nếu ai Étikaaf ngoài những Masjid như ở trường, ở nhà thì sự Étikaaf đó không đúng, bởi nó không phù hợp với nơi chốn vì nơi Étikaaf đó là Masjid.

Hãy thận trọng đến sáu nguyên lý này mà áp dụng nếu không phù hợp thì sẽ bị trả lại.

Và đây là một số thí dụ về những việc bị trả lại, bởi làm trái ngược với mệnh lệnh của Allah và Rosul (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) của Ngài.

Thí dụ 1: những ai bắt buộc phải dâng lễ Solah tập thể ngày thứ sáu mà lại mua bán sau lời Azan thứ hai vào ngày hôm đó thì sự mua bán đó vô hiệu, bởi đã làm trái ngược lại mệnh lệnh của Allah và Rosul (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) của Ngài. 

Thí dụ 2: Nếu cưới hỏi mà không có người đại diện cho cô dâu thì lễ cưới đó vô hiệu, bởi Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) đã nói:

"Lễ cưới sẽ vô hiệu ngoại trừ có người đại diện." Hadith do Abu Dawud, Ibnu Majah và Al-Tirmizy ghi lại. 

Thí dụ 3: Nếu người chồng thôi vợ trong lúc cô vợ đang trong chu kỳ kinh nguyệt thì sự thôi đó có được công nhận hay không ?

Đáp: Trong vấn đề này có sự bất đồng ý kiến giữa các học giả Ulama với nhau:

Khi Imam Ahmad nghe được câu: "thôi vợ trong chu kỳ kinh nguyệt không được công nhận" thì Imam nói: "đây quả là câu nói tồi tệ" với sự hiểu biết về giáo lý và Hadith mà Imam đã bát bỏ câu nói này.

Có ý kiến khác cho rằng sự thôi trong chu kỳ kinh nguyệt được công nhận và được ước tính đây là một lần thôi.

Còn Shaikh Al-Islam nói sự thôi này không được công nhận.

Đến đây tôi muốn nhắc nhở mọi người đừng có vội vã trong vấn việc trả lời câu hỏi rằng sự thôi trong chu kỳ kinh là không được công nhận, ngược lại hãy ép buộc họ vào thế kẹt bởi họ đã tự đặt mình vào thế kẹt đó như Umar bin Al-Khottob t đã bắt những ai nói lời thôi vợ ba lần cùng lúc thì công nhận cả ba trong khi đó sự thôi ba lần cùng lúc ở trong thời Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người), thời Abu Bakr t và trong hai năm thống lĩnh Islam của Umar bin Al-Khottob t chỉ công nhận một lần mà thôi, bởi Umar bin Al-Khottob t cho rằng sự thôi ba lần cùng lúc được công nhận cả ba là vì mọi người đã đùa giỡn với giáo lý nên Umar mới làm thế và nói với những ai nói thôi vợ ba lần một lúc: anh không được phép trở về ở với vợ anh nữa bởi anh tự đặt mình vào thế kẹt.

Tôi nói ra điều này bởi ngày nay có một số người đùa cợt với giáo lý như việc một người đàn ông bình thường đến gặp anh và nói: y đã thôi vợ mình trong chu kỳ kinh nguyệt cách đây mươi năm.

- Anh nói: sự thôi đó được công nhận.

- Y đáp lại anh: sự thôi trong chu kỳ kinh nguyệt chỉ là sự thôi Bid-ah mà thôi. Đây chỉ là người đàn ông bình thường không biết phân biệt giáo lý gì cả nhưng lại thích làm theo sở thích.

Đến đây anh có được phép nói với y rằng sự thôi của anh không được công nhận hay không ?

Đáp: Không thể, bởi chúng ta phải chịu trách nhiệm cho câu trả lời đó trước Allah vào ngày phán xử, ngược lại chúng ta nói: anh đã tự đặt bản thân mình vào thế kẹt thì tự anh phải chịu như thế mà thôi. Và nếu đã hết thời hạn chờ đợt của sự thôi thì cô ta có chồng khác, vậy có được phép đến nói với người chồng mới rằng: đây là vợ của tôi ?

Đáp: đừng nói như thế, một khi anh đã tự đặt mình vào thế kẹt rồi thì chớ kéo người khác bị giống như mình.

Tóm li: theo đại đa số học giả Ulama nói rằng: thôi vợ trong chu kỳ kinh nguyệt được công nhận, còn câu nói không được công nhận thì Imam Ahmad nhận xét rằng: đây quả là câu nói tồi tệ, tức không nên làm theo câu nói này. 

Thí dụ 4: Ai đó bán một kilôgam vàng bằng một kilôgam rưỡi vàng thì sự mua bán này vô hiệu, bởi Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) đã nói:

"Không được bán vàng bằng vàng ngoại trừ tương tự như nhau, giống như nhau." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại. 

Thí dụ 5: Ai đó dâng lễ Solah với quần áo ăn cắp được, thì theo đại đa số học giả Ulama thì lễ Solah đó đúng, bởi lệnh cấm của Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) không cấm lễ Solah mà chỉ cấm về quần áo ăn cắp mà thôi cho dù có dâng lễ hay không dâng lễ cũng bị cấm, cho nên lệnh cấm không liên quan đến lễ Solah và Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) không có nói: "Không được dâng lễ Solah với quần áo ăn cắp được." Mà Người lại cấm không được ăn cướp giật và đó là lệnh cấm chứ không liên quan về lễ Solah. 

Thí dụ 6: Ai đó dâng lễ Solah Sunnah (khuyến khích) không có lý do gì trong những giờ giấc bị cấm dâng lễ thì lễ Solah đó bị trả lại, bởi lệnh cấm đó liên quan đến lễ Solah. 

Thí dụ 7: Ai đó nhịn chay vào ngày tết Fitr thì sự nhịn chay đó bị trả lại, bởi lệnh cấm đó liên quan đến sự nhịn chay. 

Thí dụ 8: Ai lấy Wuđụa bằng nước ăn cắp được thì Wuđụa đó đúng, bởi chỉ cấm ăn cắp nước chứ không liên quan đến lấy Wuđụa bằng nước ăn cắp được cả.

Tóm lại: khi lệnh cấm liên quan đến nghi thức tôn thờ thì sự tôn thờ đó vô hiệu, không đúng, bị trả lại còn chỉ cấm chung chung thì không hề liên quan đến sự đúng sai của sự tôn thờ. 

Thí dụ 9: Ai đó lường gạt trong mua bán, sự mua bán đó vẫn được công nhận là đúng, bởi chỉ cấm gian lận mà thôi, tương tự thế nếu người bị lường gạt chấp nhận sự mua bán này thì sự mua bán đó đúng được công nhận, Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) nói:

"Các người đừng có đón những người nông thôn (mang động vật, thức ăn lên thành thị bán), ai đã đón họ để mua thì khi đến chợ thì những người nông thôn có sự lựa chọn (tiếp tục hoặc hủy cuộc mua bán)." Hadith do Muslim ghi lại. 

Chứ Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) không nói: sự mua bán đó vô hiệu, ngược lại sự mua bán đó được công nhận rồi Người giao quyền lựa chọn tiếp tục hoặc hủy bỏ sự trao đổi đó nếu biết mình bị lừa gạt.

 Thí dụ 10: Ai đó đi làm Haj bằng lạc đà hoặc xe ăn cắp thì theo đại đa số học giả Ulama thì Haj đó đúng nhưng phải gánh tội đã ăn cắp lạc đà hoặc xe bởi sự ăn cắp của họ không liên quan đến Haj bởi người ta có thể đi làm Haj mà không cần đến những vật đó.

Còn theo được truyền của Muslim thì Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) nói:

"Ai tạo ra cái mới trong việc làm này của Ta (tức trong Islam) mà nó không có trong đạo thì việc làm đó bị trả lại y."

Theo Hadith này thì bất cứ hình thức tôn thờ nào không có lệnh của Allah và Rosul (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) của Ngài thì việc làm đó bị trả lại cho người làm nó, bởi trong nguyên thủy cung cách tôn thờ là bị cấm cho đến khi có bằng chứng cho phép làm hình thức tôn thờ đó.

Nếu ai đó tôn thờ Allah bằng hình thức nào đó thì bị người khác cấm làm thì y nói: bằng chứng đâu anh cho rằng điều này bị cấm? Thì câu nói đúng ở đây là câu của người ngăn cản với bằng chứng là: trong nguyên thủy cung cách tôn thờ là bị cấm cho đến khi có bằng chứng cho phép làm hình thức tôn thờ đó.

Còn những gì ngoài hình thức tôn thờ như việc làm thì nguyên thủy Halal được phép làm.

Thí dụ: Ai đó săn chim để ăn bị người khác ngăn cấm, y mới hỏi: bằng chứng đâu anh cho rằng việc này bị cấm? Thì câu nói đúng là câu nói của người săn, bởi trong nguyên thủy nó được phép làm như Allah đã phán:

{Và (Allah) là Đấng đã tạo hóa cho các người tất cả mọi vật ở dưới đất.} Al-Baqoroh: 29. 

Thí dụ về việc làm: Ai đó làm việc gì đó trong nhà hoặc trong xe hoặc những nơi nào đó thuộc về những việc làm của trần gian thì người khác ngăn cấm thì y hỏi: bằng chứng đâu anh cho rằng việc này bị cấm? Thì câu nói thuộc về người làm, bởi trong nguyên thủy nó được phép làm.

Đến đây chúng ta biết được hai qui tắc rất đỗi quan trọng:

Dựa vào những gì phân tích được chia làm ba loại:

Thứ nhất: Những gì chúng ta đã biết được giáo lý cho phép trong hình thức tôn thờ thì những hình thức đó được phép.

Thứ hai: Những gì chúng ta đã biết được giáo lý cấm trong hình thức tôn thờ thì những hình thức đó bị cấm làm.

Thứ ba: Những hình thức tôn thờ nào chúng ta không biết giáo lý có cho phép làm hay không thì nó bị cấm làm. 

Còn những gì liên quan đến việc làm và những gì khác cũng được chia làm ba loại:

Thứ nhất: Những gì chúng ta biết được giáo lý cho phép làm thì đó là điều được phép, như Nabi (cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người) đã ăn thịt ngựa vằn.

Thứ hai: Những gì chúng ta biết được giáo lý cấm thí dụ như: tất cả động vật có nanh thì điều đó bị cấm.

Thứ ba: Những gì chúng ta không biết về nó có được phép hay không thì điều này được phép làm, bởi trong nguyên thủy những gì khác sự tôn thờ là điều được phép làm.

Ai làm điều gì mà không có lệnh của Ta thì việc làm đó của y bị trả lại

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB