Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Hadith thứ nhất: mọi việc làm bắt đầu bằng sự định tâm

Mọi việc làm bắt đầu bằng sự định tâm 


1- Từ thủ lĩnh của những người có đức tin ông Abu Hafs Umar bin Khottob kể: tôi đã nghe Rosul  nói: 

"Quả thật, mọi việc làm bắt đầu bằng sự định tâm và mỗi việc làm của con người được tính toán bằng sự định tâm của y. Cho nên, ai đã di cư vì Allah và Rosul của Ngài thì sự di cư đó thuộc về Allah và Rosul của Ngài và ai đã di cư chỉ vì lợi ích trần gian hoặc chỉ để được cưới vợ thì y chỉ được hưởng những gì đã định tâm trong cuộc di cư đó."

Hadith do hai Imam của các học giả chuyên môn Hadith ông Abu Abdullah Muhammad bin Isma-il bin Ibrohim bin Al-Mughiroh bin Bardizbah Al-Bukhory ghi lại ở phần bắt đầu mặc khải, chương lời mặc khải bắt đầu mặc khải cho Rosul r như thế nào, Hadith số 1 và ông Abu Al-Husain Muslim bin Al-Hajjaaj bin Muslim Al-Qushairy Al-Naisabury ghi lại ở phần Al-Imaroh, chương câu nói của Nabi r quả thật, mọi việc làm bắt đầu bằng sự định tâm và sự định tâm được tính trong tất cả mọi hành động khác, Hadith số 155 và 1907 đây là hai quyển Soheeh được công nhận là hai quyển Hadith chính xác nhất trong lĩnh vực Hadith. 


* Những bài học rút ra từ Hadith:

1- Đây là một trong những Hadith chính của Islam, vì vậy mà các học giả Ulama nói: vĩ đạo của Islam được xây dựng trên hai Hadith: Hadith này và Hadith của bà A-y-shah: "Ai làm điều gì mà không có lệnh của Ta thì việc làm đó của y bị trả lại." Hadith của Umar t là nền tảng của mọi hành động trong tim, là cán cân của hành động trong tâm, còn Hadith của bà A-y-shah là nền tảng của hành động tay chân, thí dụ: Một người thật thành tâm làm vì Allah, muốn được phần thưởng từ Ngài và thiên đàng nhưng lại làm những hành động Bi-ah (điều mới mẽ không có nguồn gốc trong Islam). Nếu xét về sự định tâm thì sự định tâm vô cùng tốt đẹp và khi xét về hành động của y thì hoàn toàn sai, không hợp với giáo lý Islam nên việc làm đó bị trả lại cho y.

Thí dụ thứ hai: một người đứng dâng lễ Solah rất hoàn hảo nhưng chỉ muốn làm cho cha mình thấy mà thôi, với hành động này đã mất đi sự thành tâm nên không được thưởng cho lễ Solah đó. 

2- Tất cả mọi sự tôn thờ đều được phân biệt bởi sự định tâm dựa vào câu của Rosul : "Quả thật, mọi việc làm bắt đầu bằng sự định tâm." Thí dụ: một người muốn dâng lễ Solah Zuhr bắt buộc y phải định tâm dâng lễ Solah Zuhr để phân biệt với những lễ Solah khác, nhưng nếu y phải dâng hai lễ Solah Zuhr hôm nay và hôm qua buộc y phải định tâm là dâng lễ Zuhr của hôm qua hay của hôm nay bởi mỗi Solah đều có sự định tâm cả. 

Hỏi: Như một thói quen cứ sau khi mặt trời nghiêng bóng thì mọi người rời khỏi nhà đến Masjid để dâng lễ nhưng không hề định tâm là dâng lễ Solah gì cả, không phải Zuhr hay Osr hay Solah Isha gì cả nhưng chỉ có định tâm là đã đến giờ dâng lễ, vậy lễ Solah đó của y có được công nhận hay không ?

Đáp: Theo trường phái Imam Ahmad: dựa theo qui tắc nói trên thì lễ Solah đó không được công nhận, bởi vì y chưa phân định rõ là dâng lễ Solah gì.

Còn theo câu nói đúng nhất chính xác nhất từ Imam Ahmad: lễ Solah đó đúng, được công nhận không bắt buộc phải phân định rõ lễ Solah mà chỉ cần y biết được giờ dâng lễ đã đến là đủ. Có rất nhiều người kể Imam đôi khi do gấp quá ra khỏi dâng đến Masjid dâng lễ mà trong đầu không hề có chút định tâm gì cả mà chỉ biết đã đến giờ dâng lễ Solah. Nếu dựa theo trường phái Imam Ahmad bắt buộc phải dâng lễ Solah lại nhưng theo câu chính xác và đúng nhất thì không cần dâng lễ Solah lại mà như thế là đủ. 

3- Khuyến khích mọi người hãy thật thành tâm làm mọi việc vì Allah, bởi Nabi e đã chia con người làm hai nhóm:

Thứ nhất: thành tâm làm vì Allah và thiên đàng vĩnh cữu.

Thứ hai: ngược lại tức làm vì trần gian và lời khen tặng của mọi người. Qua Hadith khuyến khích mọi người thành tâm vì Allah trong hành động và lời nói của mình.

Mọi người phải thật chú tâm đến sự định tâm của mình, bởi nó là bước ngoặc đầu tiên và bởi nó mà loài người và loài Jin (ma) được tạo hóa, Allah phán:

{Và TA (Allah) không tạo hóa ra loài Jin và loài người ngoại trừ để tôn thờ TA} Al-Zariyat: 56. 

4- Nabi đã liên kết giữa Allah và Rosul bởi chữ "وَ" có nghĩa là "và" như câu "vì Allah và Rosul" chứ không dùng chữ "ثُمَّ" có nghĩa là sau đó, trong khi có Hadith kể lại rằng có người đàn ông nói với Nabi e: Allah và Nabi đã muốn, thì Nabi e đáp lại: "Hãy nói: chỉ có Allah duy nhất muốn." Vậy hai câu nói này có gì khác ?

Đáp: Có khác nhau, những gì liên quan về giáo lý thì được phép liên kết bằng chữ "và" bởi những giáo lý nào được Rosul e nói ra chẳng qua được bắt nguồn từ Allah, như đã phán:

{Ai tuân lệnh Rosul thì quả chắc đã tuân lệnh AllahAl-Nisa: 80. 

Và những gì liên quan về vũ trụ thì tuyệt đối không được sử dụng từ "và" cùng với Allah, bởi tất cả đều nằm trong ý muốn của Ngài duy nhất.

Hỏi: ngày mai có mưa không ?

Đáp: Allah và Rosul của Ngài mới rõ, câu trả lời này sai bởi Rosul e không hề có chút kiến thức nào trong việc này. 

Hỏi: việc này Harom (bị cấm) hay Halal (được phép) ?

Đáp: Allah và Rosul của Ngài mới rõ, câu trả lời này đúng bởi giáo lý của Rosul e được bắt nguồn từ Allah, như đã phán:

{Ai tuân lệnh Rosul thì quả chắc đã tuân lệnh AllahAl-Nisa: 80. 

Hỏi: kiến thức Islam và chiến tranh vì chính nghĩa của Allah, điều nào quan trọng hơn ?

Đáp: nếu nhìn về phương diện chung thì kiến thức quan trọng hơn bởi ai ai cũng cần đến kiến thức, vì thế mà Imam Ahmad đã nói có câu: "Không gì có thể so sánh được với kiến thức đối với ai định tâm đúng đắn.". Và thật vô lý nếu nói: chiến tranh vì chính nghĩa của Allah là nhiệm vụ bắt buộc đối với từng người, vì Allah đã phán:

 

{Và những người có đức tin không bắt buộc phải đi chiến đấu tất cả.} Al-Tâubah: 122. Nếu là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi người Muslim thì Allah sẽ không phán:

{Nếu mỗi thành phần cử một nhóm người của họ đi chinh chiến.} Al-Tâubah: 122. Còn nhóm khác thì ở lại để:

{Để học hỏi (giáo lý) tôn giáo và khi trở về để giáo dục lại dân chúng thì các đó sẽ giúp họ tránh phạm tội.} Al-Tâubah: 122. Nhưng tùy theo từng người mà có sự phù hợp khác nhau, nếu ai dũng cảm, kiên cường, mạnh khỏe nhưng lại kém thông minh thì thánh chiến tốt hơn đối với y bởi rất phù hợp với y, còn ai là người thông minh, học mau hiểu, mau thuộc thì kiến thức tốt hơn, quan trọng hơn. Khi dựa vào thời cuộc, nếu sống trong thời đại có nhiều học giả Ulama nhưng lại cần đến quân sự nhiều hơn để bảo vệ đất nước thì thánh chiến trong lúc này tốt hơn, quan trọng hơn, còn sống trong thời đại hòa bình, ít người hiểu biết về Islam xuất hiện nhiều điều Bid-ah thì học hỏi kiến thức lúc này quan trọng hơn, tốt hơn, bên cạnh đó còn dựa vào ba yếu tố sau:

a)     Những điều Bid-ah xuất hiện nhiều và có nhiều điều xấu bắt đầu từ nó.

b)    Giải đáp thắc mắc bằng cách vô kiến thức Islam.

c)     Tranh cải, lý luận bằng cách vô kiến thức Islam.

Ngay lúc này thì học hỏi kiến thức Islam trở nên vô cùng quan trọng. 

5- Hijroh (di cư từ đất Kafir người ngoại đạo đến đất Islam) là một trong những việc làm đức hạnh, bởi trong việc làm đó với ý định vì Allah và Rosul của Ngài và tất cả mọi việc làm nào chủ định vì Allah và Rosul của Ngài thì nó là việc làm đức hạnh và việc làm đức hạnh là sự tôn thờ Allah. 

Hỏi: Hijroh là điều bắt buộc hay chỉ khuyến khích ?

Đáp: được phân tích như sau:

Đối với ai có khả năng thể hiện được tôn giáo của mình trên mảnh đất Kafir và không có ai ngăn cản y cả thì việc Hijroh chỉ khuyến khích đối với y.

Đối với ai không có khả năng làm việc trên thì việc Hijroh bắt buộc đối với y. Đây chính là qui tắc cho việc bắt buộc hay khuyến khích Hijroh đối với những ai sinh sống trên đất Kafir.

Còn những ai sinh sống trên đất Islam nhưng lại có rất nhiều điều sai quấy, Bid-ah... nếu sợ sẽ ảnh hưởng đến bản thân thì bắt buộc phải Hijroh, còn nếu y trong số người có khả năng thay đổi chỉnh sửa mọi người thì bắt buộc y phải ở lại không được phép rời quê hương đó, bởi sự ở lại đó có lợi rất nhiều với hy vọng mọi người sẽ thay đổi đến khi đa phần trở thành người đi theo Sunnah rồi sau đó cho dù y có vắng mặt thì cũng không gây thiệt hại gì.

Nhưng rất tiếc có một số người đức hạnh có khả năng thay đổi thời cuộc lại không đồng nhất với nhau, họ tranh cải nhau những điều không đáng tranh cải và điều này là sự thật có lần ở Mina trong những ngày Tashreeq tôi gặp được hai người đại diện của Châu Phi họ tranh cải nhau quyết liệt người này cho rằng người kia là Kafir chỉ vì vấn đề nhỏ nhoi đó là một người cho rằng lúc dâng lễ Solah phải khoanh tay để lên ngực, người còn lại thì nói không phải xuôi hai tay xuống. Vấn đề này không có gì quan trọng, họ cho là không và nói: có Hadith Nabi (saw) nói:

"Ai ghét bỏ Sunnah của Ta thì y không thuộc cộng đồng Ta." Hadith do Al-Bukhory ghi lại ở phần hôn nhân, chương khuyến khích cưới xin, Hadith số 5063 và Muslim ghi lại ở phần hôn nhân, chương khuyến khích cưới xin đối với ai có khả năng, Hadith số 1401. 

Sự hiểu biết nông cạn của họ chẳng qua là sự hiểu sai, hiểu không đúng với nghĩa của nó vậy mà họ lại người anh em Muslim kia của mình là Kafir (người ngoại đạo).

Tóm lại, có một số người đức hạnh nhưng lại không hiểu biết nhiều về Islam họ lại tạo ra nhiều điều Bid-ah và sai lầm khác, nếu họ thống nhất nhau mở rộng lòng mình gặp để bàn bạc đưa ra quyết định chung thì đã trở thành một nhóm đồng nhất, tốt đẹp biết bao. Còn có người ban đầu rất tốt đẹp luôn làm điều ngay thẳng nhưng lại tiếp xúc toàn những người làm điều sai trái, có bản tính ganh ghét, hận thù... làm cho anh ta trở nên như họ. Nói chung những ai có khả năng thay đổi tình thế hãy kiên nhẫn chịu đựng đặc biệt bạn là người có kiến thức Islam chẳng những thế sự Hijroh còn là điều Harom bị cấm đối với bạn.  

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB