Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Islam kêu gọi quan tâm đến động vật

Một phần thưởng to lớn ở cõi Đời Sau đối với những hành vi tử tế 

Islam kêu gọi quan tâm đến quyền của động vật


Có nhiều lời di huấn đến từ Thiên Sứ Muhammad – cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Người – kêu gọi quan tâm đến quyền của động vật, qui định một phần thưởng to lớn ở cõi Đời Sau đối với những hành vi tử tế với chúng đồng thời cấm các hành vi lạm dụng, đe dọa đến chúng qua lời cảnh báo về sự trừng phạt mạnh mẽ của Thượng Đế.

Tổ chức đầu tiên quan tâm đến quyền lợi của các loài động vật chỉ được hình thành tại Anh quốc vào năm 1824 tây lịch với tên gọi Tổ chức Hoàng gia về quyền của động vật, và đạo luật đầu tiên về việc bảo vệ động vật chỉ được biết đến trong kỷ nguyên hiện đại thành lập tại Anh vào năm 1949 tây lịch trong khi Islam đã nghiêm cấm tấn công và gây hại đến động vật cách đây hơn 14 thế kỷ. 

Và điều này được tìm thấy rất nhiều trong các bằng chứng giáo lý từ Thiên Sứ Muhammad, điển hình như cấm làm đau đớn động vật, hoặc cấm hành hạ chúng, hoặc cấm bắt chúng mang và gánh trên lưng quá khả năng của chúng, hoặc cấm tiêu khiển giải trí bằng cách gây hại đến chúng, hoặc cấm cả việc đánh đập vào mặt của chúng, cũng với những giáo điều nổi trội khác trong các sách giáo luật Islam.

Islam cấm làm đau đớn động vật, hoặc cấm hành hạ chúng, hoặc cấm bắt chúng mang
và gánh trên lưng quá khả năng của chúng.


Có lẽ độc giả sẽ cảm nhận được Islam quan tâm đến động vật như thế nào khi y đọc được những lời của Thiên Sứ Muhammad – cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Người – trong lúc Người nói với mọi người: 

“Trong lúc một con chó đang lẩn quẩn bên một cái giếng, nó gần như sắp chết khát, một người phụ nữ hành nghề mại dâm thuộc người dân Israel đi ngang qua nhìn thấy, cô ta liền cởi chiếc giày của mình ra múc nước cho nó uống, thế là Allah đã tha thứ tội lỗi cho cô ta bởi hành động đó của cô ta.” (Al-Bukhari: 3280)                 


Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB