Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Chương 142: Khuyến khích nói Alhamdulillah khi hắt hơi

Khuyến khích nói Alhamdulillah khi hắt hơi, Cách cư xử liên quan đến cử chỉ hắt hơi và ngáp

Hadith 870: Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah (saw) nói:

 “Quả thật, Allah ưa thích sự hắt hơi và ghét sự ngáp. Bởi thế, khi ai đó trong các ngươi hắt hơi và nói Alhamdulillah thì bắt buộc mỗi người Muslim nghe y nói: Yarhamukallah (Allah thương xót anh). Còn đối với việc ngáp, thật ra nó đến từ Shaytan, bởi thế, khi ai đó trong các ngươi ngáp thì y hãy cố gắng kiềm hãm nó lại theo khả năng của mình, bởi quả thật khi ai đó trong các ngươi ngáp thì Shaytan sẽ cười.” (Albukhari).



* Bài học từ Hadith

- Hắt hơi làm nhẹ tâm trí của con người và làm cơ thể cảm thấy thoải mái. Do đó, nó là một cái gì đó tốt và một người nên ca ngợi và tán dương Allah về nó. Trong khi đó, ngáp là biểu hiện của sự háu ăn, lười biếng và nặng nề và được coi là biểu hiện của sự không tốt lành. Thiên Sứ của Allah ra lệnh cho chúng ta ngăn nó lại bằng cách đóng miệng hoặc đưa tay che miệng để tránh một hành động làm hài lòng Shaytan.

- Hadith khuyến khích nói Alhamdulillah sau khi hắt hơi để tạ ơn Allah về ân huệ mà Ngài ban cho bởi vì hắt hơi tống các chất dơ bẩn ra ngoài, tiếp thêm sinh lực cho não và đẩy lùi tác hại, là nguyên nhân của sự an toàn cho cơ quan của cơ thể.

- Hadith khuyến khích nói Yarhamukallah khi nghe người hắt hơi nói Alhamdulillah. Và đây là điều Sunnah Muakkadah, tuy nhiên, một số học giả thuộc trường phái Maliky thì cho rằng đây là điều Wajib.

- Hadith khuyến khích kiềm hãm cơn ngáp bằng cách đóng miệng lại hoặc dùng tay che miệng.

- Hadith bảo chúng ta tránh tất cả mọi hành động, mọi cử chỉ làm hài lòng Shaytan.

Hadith 871: Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah (saw) nói:

 “Ai đó trong các ngươi khi hắt hơi thì hãy nói: Alhamdulillah; và người anh em của y hoặc người đồng hành của y hãy nói với y: Yarhamukallah; và khi người đó nói với y: Yarhamukallah thì y hãy nói: Yahdikumullah wa yuslih balakum” (Albukhari).

* Giải thích một số chi tiết:

-  Yarhamukallah” có nghĩa là: Allah sẽ thương xót bạn!

-  Yahdikumullah wa yuslih balakum” có nghĩa là: Allah sẽ hướng dẫn bạn và cải thiện tình trạng của bạn!

* Bài học từ Hadith

- Hadith là bằng chứng rằng theo Sunnah, người hắt hơi nên nói Alhamdulillah và người nghe người hắt hơi nói Alhamdulillah nên nói Yarhamukallah và người hắt hơi đáp lại bằng câu: Yahdikumullah wa yuslih balakum.

- Hadith ngụ ý khuyến khích một người đáp lại lời cầu nguyện của ai đó dành cho y bằng lời cầu nguyện tương tự hoặc tốt hơn.

Hadith 872: Ông Abu Musa thuật lại: Tôi đã nghe Thiên Sứ của Allah (saw) nói:

“Ai đó trong các ngươi khi hắt hơi y nói Alhamdulillah thì các ngươi hãy Tashmit cho y, còn nếu y không nói Alhamdulillah thì các ngươi chớ Tashmit cho  y.” (Muslim).

* Giải thích một số chi tiết:

Tashmit là nói  Yarhamukallah

* Bài học từ Hadith

- Hadith cho thấy rằng ai không nói Alhamdulillah khi hắt hơi là điều Makruh.

Hadith 873: Ông Anasbin Malik thuật lại: Hai người đàn ông hắt hơi trước sự hiện diện của Thiên Sứ của Allah (saw), Người đã Tashmit cho một người và không Tashmit cho người kia. Thế là người không được Người Tashmit nói: Sao Người Tashmit cho người kia mà không Tashmit cho tôi? Người (saw) nói: “Người kia đã nói Alhamdulillah còn ngươi thì không nói Alhamdulillah.” (Albukhari, Muslim).

* Bài học từ Hadith

- Hadith là bằng chứng chỉ Tashmit cho người nói Alhamdulillah sau khi hắt hơi, còn ai không nói Alhamdulillah sau khi hắt hơn thì không được quyền lợi này.

Hadith 874: Ông Abu Huroiroh thuật lại: Thiên Sứ của Allah (saw), khi Người hắt hơi, Người lấy tay hoặc vạt áo che miệng của Người lại nhằm để hạn chế âm thanh. (Abu Dawood, Tirmizdi và Tirmizdi nói hadith Sahih).

* Bài học từ Hadith

- Hadith dạy người Muslim phép lịch sự khi hắt hơi, đó là nên che miệng, mũi bằng tay hoặc vật gì đó khi hắt hơi ở nơi đông người.

Hadith 875: Ông Abu Musa thuật lại: Có lần những người Do Thái cố tình hắt hơi trước sự hiện diện của Thiên Sứ bởi họ muốn Người nói với họ: “Yarhakumullah” – “Allah sẽ thương xót các ngươi!” nhưng Người nói với họ: “Yahdikumullah wa yuslih balakum” – “Allah sẽ hướng dẫn các ngươi và cải thiện tình trạng của các ngươi!” (Abu Dawood, Tirmizdi, và Tirmizdi nói hadith hasan sahih).

* Bài học từ Hadith

- Hadith cho thấy chỉ được phép cầu xin sự thương xót cho người Muslim. Được phép cầu nguyện cho người không phải Muslim sự hướng dẫn và sự cải thiện tình trạng của họ.

- Hadith cho thấy rằng những người Do Thái thực sự biết rõ sứ mạng tiên tri của Thiên Sứ và họ thừa nhận trong lòng của họ nhưng họ phủ nhận do sự tự cao tự đại.

Hadith 876: Ông Abu Sa’eed Al-Khudri thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah (saw) nói:

 “Khi ai đó trong các ngươi ngáp thì y hãy kiềm hãm nó lại bằng cách dùng tay che miệng bởi quả thật Shaytan sẽ đi vào miệng của y.” (Muslim).

* Bài học từ Hadith

- Hadith kêu gọi người tín đồ Muslim lấy tay che miệng khi ngáp và đó là phép lịch sự trong Islam, đồng thời đó là cách để tránh được Shaytan và sự quấy nhiễu của nó.

* Như vậy, qua các Hadith liên quan đến việc hắt hơi hay nhảy mũi, chúng ta thấy Islam không những không bắt chúng ta nhịn hắt hơi mà còn khuyến khích chúng ta hắt hơi khi nó đến bởi vì hắt hơi có lợi cho sức khỏe của cơ thể.

Điều này đã được giới khoa học chứng minh. Họ nói hắt hơi (hắt xì, nhảy mũi) là sự phóng thích không khí từ phổi ra ngoài thông qua mũi và miệng. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nó thường xảy ra khi mũi bị kích thích bởi các vật thể nhỏ bên ngoài cơ thể như khi đột nhiên ngửi thấy mùi lạ, tiếp xúc đột ngột với ánh sáng, sự thay đổi nhiệt độ bất ngờ...Hắt hơi là phản ứng mang tính tích cực bởi nó có tác dụng tống ra các chất nhầy có chứa các hạt lạ gây kích thích và làm sạch khoang mũi. Bởi thế nên, việc nhịn hắt hơi là không nên, thậm chí điều này còn gây hại ngược trở lại cho cơ thể.

Họ cảnh báo việc nhịn hắt hơi sẽ gây ra rất nhiều tác hại, tiêu biểu như:

- Khoang mũi không được làm sạch và các tác nhân gây hại sẽ có điều kiện xâm nhập sâu hơn, gây bệnh cho cơ thể.

- Khi cố gắng nhịn hắt hơi, áp lực nội sọ tăng lên đáng kể. Các lưu lượng máu đến não của chúng ta bị phá vỡ và các mạch máu và các mô thần kinh bị nén. Điều này có thể dẫn đến đau đầu, thậm chí ảnh hưởng cả đến thính giác.

- Áp lực khi nhịn hắt hơi còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt.

- Cơ hoành (phần cơ nằm dưới khung xương sườn, chịu trách nhiệm kiểm soát việc hít thở) cũng có nguy cơ chấn thương vì áp lực tăng đột ngột.

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB