Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Chương 143: Khuyến khích bắt tay và tươi cười khi gặp gỡ

Khuyến khích bắt tay và tươi cười khi gặp gỡ


Hadith 877: Ông Abu Al-Khattab Qata-dah thuật lại: Tôi nói với Anas: Các vị Sahabah của Thiên Sứ có từng bắt tay nhau không? Anas trả lời: Có. (Albukhari).

* Bài học từ Hadith

- Hadith khẳng định việc bắt tay nhau khi gặp gỡ là có giữa các vị Sahabah, và đây là bằng chứng rằng việc bắt tay nhau là hình ảnh có trong Islam.

Hadith 878: Ông Anasbin Malik thuật lại: Khi dân Yemen đến, Thiên Sứ của Allah (saw) nói:

 “Quả thật dân Yemen đã đến thăm các ngươi, họ là những người đầu tiên giới thiệu truyền thống bắt tay.” (Dawood ghi lại với đường dẫn truyền chính xác).

* Bài học từ Hadith

- Hadith cho thấy việc bắt tay khi gặp gỡ là điều được phép bởi Thiên Sứ của Allah đã xác nhận.

- Hadith cho biết thông tin rằng truyền thống bắt tay nhau khi gặp gỡ là của cư dân Yemen.

Hadith 879: Ông Al-Bara’ thuật lại rằng Thiên Sứ của Allah (saw) nói:

 “Bất kỳ hai người Muslim nào bắt tay nhau khi gặp gỡ thì đều được tha thứ tội lỗi trước khi họ chia tay tạm biệt nhau.” (Abu Dawood).

* Bài học từ Hadith

- Hadith kêu gọi tín đồ Muslim bắt tay nhau khi gặp gỡ và đó là việc làm bôi xóa tội lỗi, và đó là biểu hiện của tình yêu thương và quí mến nhau.

Hadith 880: Ông Anasbin Malik thuật lại: Một người đàn ông đã hỏi Thiên Sứ của Allah: Thưa Thiên Sứ của Allah, một người đàn ông trong chúng tôi gặp người anh em hay người bạn của y, có phải anh ta nên cúi mình chào? Thiên Sứ của Allah nói: Không. Người đàn ông đó hỏi tiếp: Vậy anh ta có nên ôm và hôn không? Người nói: Không. Người đàn ông đó lại hỏi: Vậy anh ta có nên bắt tay không? Thiên Sứ của Allah nói: Có. (Hadith do Tirmizdi ghi lại và ông nói hadith tốt).

* Bài học từ Hadith

- Hadith là bằng chứng cấm chào nhau bằng cách cúi mình, và đó là việc làm Bid’ah, haram.

- Hadith cho thấy việc ôm hôn khi gặp gỡ là điều Makruh (bỏ tốt hơn làm), tuy nhiên, nếu gặp một người đã lâu không gặp thì việc ôm là được phép.

- Hadith khẳng định việc bắt tay khi gặp gỡ nhau là điều được phép.

Hadith 881: Ông Safwan bin ‘Assaal thuật lại: Một người Do Thái nói với người bạn của mình: Hãy dắt tôi đi gặp vị Nabi này. Thế là hai người đó đến gặp Thiên Sứ của Allah và hỏi Người về 9 dấu hiệu rõ ràng. Ông Safwan bin ‘Assaal đã thuật lại một câu chuyện dài, trong đó có chi tiết: Hai người đàn ông đã hôn tay và chân của Người và nói: Chúng tôi chứng nhận Người đích thực là vị Nabi. (Hadith do Tirmizdi và những người khác ghi lại với đường truyền chính xácnhưng Albani cho rằng đây là hadith yếu).

* Bài học từ Hadith

- Hadith cho thấy được phép hôn tay, chân của ai đó là người ngoan đạo, ‘Alim và cha mẹ. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý rằng đa số các học giả Islam cho rằng chỉ nên hôn tay, đầu, hoặc vai; riêng đối với bàn chân, nếu người được hôn, chẳng hạn như cha mẹ, khi họ đang ngồi và chúng ta đang ngồi với họ thì chúng ta được phép hôn chân họ; nhưng nếu như họ đang đứng, khi muốn hôn bàn chân họ thì phải cúi xuống sát đất thì đây là điều nên tránh bởi nó như là một hành động của Sujud mà Sujud chỉ dành riêng cho Allah. Hơn nữa trong Hadith 880 vừa nêu trên cũng cho thấy Thiên Sứ của Allah đã không cho phép cúi mình để chào nhau và hơn nữa đây là hadith mà Sheikh Albani đã xác nhận hadith yếu.

Hadith 882: Ông Ibnu Umar thuật lại vệ một cầu chuyện, ở phần cuối lời thuật, ông nói: Chúng tôi tiến đến gần Thiên Sứ của Alalh và hôn tay của Người. (Abu Dawood ghi lại, và đây là Hadith yếu).

Hadith 883: Bà ‘A-ishah thuật lại: Zaid bin Harithah trở về Madinah trong lúc Thiên Sứ của Allah (saw) đang ở trong nhà của tôi. Zaid đến gõ cửa. Thiên Sứ của Allah (saw) liền đứng dậy ra đón Zaid, kéo lê chiếc áo (không kịp mặc vào người), Người ôm và hôn Zaid. (Hadith do Tirmizdi ghi lại và ông nói hadith tốt. Sheikh Albani xác nhận hadith này yếu).

* Bài học từ Hadith

- Hadith là bằng chứng cho thấy được phép ôm hôn ai đó khi họ mới về từ một chuyến đi xa nếu như không sợ gây ra chuyện Fitnah, riêng việc ngăn cấm được đề cập đến trong hadith 880 chỉ mang tính không yêu thích tức Makruh chứ không phải haram.

- Hadith khuyến khích người tín đồ nhanh chân tiếp đón những ai mà mình yêu thương khi họ đến.

- Hadith cho thấy hồng phúc của Zaid bin Harithah khi được Thiên Sứ của Allah (saw) yêu thương và quý mến.

Hadith 884: Ông Abu Zdar thuật lại: Thiên Sứ của Allah nói với tôi:

 “Ngươi chớ đừng khinh thường việc tốt cho dù việc tốt đó có nhỏ nhặt thế nào, ngay cả việc mỉm cười đến người anh em của ngươi.” (Muslim).

* Bài học từ Hadith: (xem lại hadith 690 chương 88)

- Hadith khuyến khích tươi cười khi gặp gỡ đặc biệt là khi gặp ai đó mới từ chuyến đi xa trở về hoặc gặp ai đó vắng mặt đã lâu.

Hadith 885: Ông Abu Huroiroh thuật lại: Thiên sứ của Allah (saw) hôn Al-Hasan con trai của ông (tức cháu ngoại của Người), lúc đó có mặt ông Al-Aqra’ bin Habis. Ông Al-Aqra’ nói: Quả thật, tôi có tới mười đứa con trai nhưng tôi chẳng hôn đứa nào trong bọn chúng cả. Thế là Thiên sứ của Allah (saw) nhìn ông và nói:

“Ai không có lòng thương sẽ không được thương”(Albukhari, Muslim).

* Bài học từ Hadith: (Xem lại hadith 227 chương 27)

- Hadith khuyến khích hôn trẻ con và đó là biểu hiện lòng nhân từ trong trái tim.

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB