Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Chương 44: Kính trọng và lễ độ đối với các học giả, những người phúc đức

 Chương 44: Kính trọng và lễ độ đối với các học giả, những người phúc đức


Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Hãy nói đi (Muhammad): Phải chăng những người hiểu biết và những người thiếu hiểu biết lại ngang bằng nhau ư? Quả thật, chỉ có những người thông hiểu mới thấu hiểu được (lời khuyến cáo này).} (Chương 39 – Azzumar, câu 9).

Đây là câu hỏi mang ý nghĩa phủ định tức phủ định người có kiến thức và người không có kiến thức không ngang bằng nhau. Kiến thức muốn nói trong câu Kinh là kiến thức tôn giáo Islam nhưng cũng bao hàm các kiến thức nói chung.

Những người thông hiểu trong câu Kinh ý nói những người có trí tuệ, có kiến thức và biết vận dụng trí tuệ và kiến thức của mình để suy ngẫm mà ngộ ra điều chân lý. Ý Allah (swt)  muốn khẳng định rằng chỉ có những người thông hiểu tức chỉ có những người có kiến thức sâu rộng rồi biết vận dụng nó cùng với trí tuệ vốn có của bản thân mới có thể ngộ ra được điều chân lý của các lời Qur’an. Ý nghĩa cũng giống ý nghĩa mà Allah đã phán trong một câu Kinh khác:

{Quả thật, trong sự tạo hóa các tầng trời và trái đất và sự luân chuyển ngày đêm là những dấu hiệu (nhận biết Allah) cho những người thông hiểu.} (Chương 3 – Ali – ‘Imran, câu 190).

Có nghĩa là chỉ có những người có kiến thức sâu rộng rồi vận dụng nó cùng với nguồn trí tuệ vốn có của bản thân để quan sát và suy ngẫm về vũ trụ càn khôn cũng như quy luật hoạt động của các vạn vận trong đó thì mới nhận thức được Allah (swt): nhận thức rằng đích thực Ngài là Thượng Đế Tối Cao không có thượng đế nào khác ngoài Ngài, nhận thức rằng Ngài đích thực tồn tại và hiện hữu, nhận thức rằng Ngài đích thức đã tạo hóa vũ trụ và mọi vạn vật, nhận thức rằng Ngài đích thực là Đấng Duy Nhất chi phối và điều hành mọi vạn vật trong vũ trụ, nhận thức rằng chỉ có Ngài mới đáng để con ngươi và muôn loài tôn sùng và thờ phượng.



Hadith 347: Ông Abu Mas’ud Uqbah bin Amru Al-Badri người dân Ansar  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Người đọc thông thạo Kinh Sách của Allah (Qur’an) sẽ làm Imam cho cộng đồng, nếu mọi người đều đọc thông thạo Qur’an như nhau thì người làm Imam sẽ là người am hiểu nhất về Sunnah, nếu mọi người đều am hiểu Sunnah như nhau thì người làm Imam sẽ là người đầu tiên nhất trong cuộc dời cư Hijrah, nếu mọi người đều như nhau trong cuộc dời cư Hijrah thì người Imam sẽ là người lớn tuổi nhất. Một người không được làm Imam cho một người được bổ nhiệm làm Imam (chính thức), một người không được ngồi trong nhà của ai đó trên chiếc giường ngủ của y ngoại trừ y cho phép.”

Lớn tuổi trong Hadith ý nói người có thâm niên Islam nhiều hơn.

* Bài học từ Hadith

- Hadith là những tiêu chí cho việc bầu chọn người Imam.

- Hadith cho thấy rằng Imam được bổ nhiệm chính thức và người chủ nhà mới là người có quyền làm Imam trừ phi họ cho phép người khác làm Imam thay họ.

- Hadith cho thấy Islam đề cao và xem trọng người hiểu biết về kiến thức, đặc biệt là kiến thức Islam.

- Hadith cho thấy ân phúc của cuộc dời cư Hijrah và sự tiên phong đến với Islam.

Hadith 348: Ông Abu Mas’ud Uqbah bin Amru Al-Badri người dân Ansar  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) xoa vai của chúng tôi khi chuẩn bị lễ nguyện Salah:

 “Các ngươi hãy so hàng cho thẳng và chớ đứng lệch nhau để rồi tấm lòng của các ngươi lệch nhau, hãy để những người trưởng thành và hiểu biết đứng gần Ta kế đến là những người kém (hiểu biết) hơn rồi đến những người kém hơn.” (Muslim).

* Bài học từ Hadith

- Imam Annawawi nói: để những người vượt trội về sự hiểu biết (kiến thức giáo lý) hoặc những người có trí tuệ sáng suốt vượt trội hơn ở gần Imam bởi họ phải nên được coi trọng và đề cao, và bởi vì có thể Imam sẽ cần đến họ để thay thế hoặc để họ nhắc nhở Imam khi xảy ra vấn đề nhầm lẫn hay quên hoặc để họ học hỏi từ Imam và dạy lại cho mọi người.

- Hadith không chỉ mang ý nghĩa đề cao những người hiểu biết và có trí tuệ sáng suốt vượt trội hơn người khác trong buổi lễ nguyện Salah tập thể mà còn mang ý nghĩa đề cao họ trong mọi cuộc họp mặt nói chung.

- Hadith kêu gọi những người đến tham gia lễ nguyện Salah tập thể phải nên chỉnh đốn cho thẳng hàng và san sát nhau bởi hình ảnh đó thể hiện tinh thần hợp nhất.

Hadith 349: Ông Abdullah bin Mas’ud  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Hãy để những người trưởng thành và hiểu biết đứng gần Ta kế đến là những người kém (hiểu biết) hơn rồi đến những người kém hơn – 3 lần – và các ngươi hãy tránh gây tiếng ồn của chợ búa!” (Muslim).

* Bài học từ Hadith

- Hadith là bằng chứng cấm gây tiếng ồn ào trước những người đang dâng lễ nguyện Salah vì sẽ khiến họ phân tâm không còn tịnh tâm hướng về Allah, đặc biệt không gây ồn ào trước các Masjid bởi lẽ Masjid là nơi tôn nghiêm.

Hadith 350: Ông Abu Yahya (có người nói Abu Muhammad) Sahl bin Abu Hathmah, người Ansar thuật lại: Abdullah bin Sahl và Muhayyisah bin Mas’ud cùng đi đến Khaibar vào ngày hiệp ước hòa bình (sau khi chinh phục được Khaibar), họ chia tay nhau rồi sau đó Muhayyisah tìm đến Abdullah bin Sahl thì thấy Abdullah bin Sahl bị giết. Muhayyisah chôn cất Abdullah bin Sahl xong rồi quay về Madinah. Sau đó, Abdurrahman bin Sahl, Muhayyisah và Huwaisah đều là con của Mas’ud, đến gặp Nabi. Abdurrahman vừa mở lời nói trước thì Thiên sứ của Allah (saw) bảo: “كَبِّرْ، كَبِّرْ” tức để người lớn tuổi nói trước, thế là Abdurrahman im lặng để hai người Muhayyisah và Huwaisah nói. (Albukhari, Muslim).

* Bài học từ Hadith

- Hadith bảo phải tôn trọng và để cao người lớn tuổi bởi người lớn tuổi có sự hiểu biết hơn và họ đáng được nể trọng hơn những người nhỏ tuổi hơn. Đây là đạo đức của Islam.

Hadith 351: Ông Jabir thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) đã chôn chung hai người đàn ông trong một huyệt mộ ở trận chiến Uhud. Khi chôn Người nói:

 “Ai trong hai người này học thuộc lòng Qur’an nhiều hơn?”

Và khi được chỉ người thuộc Qur’an nhiều hơn thì Người đã cho thi hài của Người đó vào Lihad trước. (Albukhari).

Lihad là phần khoét lõm về hướng Qiblah ở dưới đáy huyệt mộ, nơi để đặt thi hài người chết.

* Bài học từ Hadith

- Hadith cho thấy Thiên sứ của Allah (saw) ưu tiên người học thuộc nhiều Qur’an hơn trong việc để người đó gần với hướng Qiblah, điều đó thể hiện Người đề cao người học thuộc Qur’an nhiều trên người học thuộc ít hơn.

Hadith 352: Ông Ibnu Umar thuật lại Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Ta được cho thấy trong giấc mộng rằng Ta đang dùng Siwak thì có hai người đàn ông đến gặp Ta, một trong hai là người lớn tuổi hơn. Thế là Ta đã đưa cây Siwak cho người nhỏ tuổi hơn nhưng có lời bảo Ta rằng hãy đưa cho người lớn tuổi hơn. Vậy là Ta đã đưa cây Siwak cho người lớn tuổi hơn.” (Albukhari).

* Bài học từ Hadith

- Hadith dạy phải ưu tiên cho người lớn trước người nhỏ trong chiêu đãi thức ăn, đồ uống nếu như tập thể ngồi không thứ tự, còn nếu như ngồi vào vị trí đã được sắp xếp sẵn thì nên ưu tiên cho người ngồi bên phải.

Hadith 353: Ông Abu Musa thuật lại rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Quả thật, thuộc những điều tôn vinh và sùng kính Allah là nể trọng người Muslim đầu bạc, người mang Qur’an một cách không thái quá cũng không lơ là, và nể trọng người nắm quyền trung trực và công minh” (Hadith tốt do Abu Dawood ghi lại).

* Giải thích một số nội dung:

- Người Muslim đầu bạc có nghĩa là người già tóc đã bạc có thâm niên dài trong Islam và đức tin Iman.

- Người mang Qur’an có nghĩa là người học thuộc lòng Qur’an, thường xuyên đọc và hiểu Qur’an, thực hiện và làm theo đúng với các giáo lý của Qur’an.

- Không thái quá có nghĩa là không đi quá xa đối với những ý nghĩa khái quát hoặc những ngôn từ mang nhiều nghĩa cùng lúc trong Qur’an.

- Không lơ là có nghĩa là không hời hợt và vô tâm với Qur’an tức không thường xuyên đọc Qur’an cũng như không thực hiện và chấp hành theo Qur’an.

* Bài học từ Hadith

- Hadith kêu gọi các tín đồ Muslim phải biết tôn kính và nể trọng người già, người lớn tuổi, người hiểu biết kiến thức giáo lý đặc biệt người hiểu biết về Qur’an và luôn chấp hành theo và kêu gọi phải biết kính trọng người nắm quyền lãnh đạo công minh và chính trực.

- Hadith như muốn nhắc nhở rằng Islam là tôn giáo trung hòa cho nên người Muslim không được thái quá trong đạo hay Qur’an đồng thời cũng không bỏ bê việc hành đạo và xa lánh Qur’an.

Hadith 354: Ông Amru bin Shu’aib thuật lại từ cha của ông và cha của ông thuật lại từ ông nội của ông rằng Thiên sứ của Allah (saw) nói:

 “Không thuộc cộng đồng tín đồ của Ta đối với ai không thương trẻ nhỏ và không nể trọng người lớn.” (Hadith Sahih do Abu Dawood và Tirmizdi ghi lại).

* Bài học từ Hadith

- Hadith kêu gọi người tín đồ Muslim phải biết thương yêu, tử tế và nhường nhịn trẻ nhỏ và lễ phép và kính trọng người lớn. Và đó là đạo đức của Islam.

Hadith 355: Bà Maymu-nah bin Abu Shabeeb thuật lại: Một người ăn xin đi ngang qua bà A’ishah thì bà đưa cho người ăn xin đó một mớ bánh mì vụn và một người đàn ông khác đi qua mặc quần áo tươm tất thì bà A’ishah mời người đàn ông đó ngồi và để y ăn. Có lời đã nói với bà A’ishah về sự việc đó thì bà bảo: Thiên sứ của Allah nói:

 “Các ngươi hãy cư xử với mọi người theo vị trí và hoàn cảnh của họ” (Abu Dawood).

* Ông Abu Dawood nói: Nhưng Maymu-nah không kịp gặp bà A’ishah. Tuy nhiên, Muslim đã ghi chú trong phần đầu của bộ Sahih của ông: Có lời thuật rằng bà A’ishah nói: Thiên sứ của Allah (saw) bảo chúng tôi phải cư xử với mọi người theo vị trí và hoàn cảnh của họ.

- Cư xử với mọi người theo vị trí và hoàn cảnh của họ không mang ý nghĩa phân biệt đối xử mà muốn nói rằng phải cư xử giao tế đúng theo thành phần và hoàn cảnh của từng người sao cho phù hợp. Chẳng hạn như nếu đó là một người đức cao vọng trọng trong xã hội thì cư xư với người đó phải cần đến sự trang trọng và tế nhị hơn, còn đối với người bình thường thì chỉ cần cư xử đàng hoàng theo cách bình thường chứ không cần phải quá long trọng. Nói tóm lại người Muslim được dạy phải cư xử đúng mực theo từng đối tượng và thành phần trong xã hội.

* Bài học từ Hadith

- Hadith dạy người tín đồ phải biết cư xử sao cho thích hợp trong giao tế, người cần được đón tiếp long trọng thì phải nên được như thế còn người không cần sự long trọng thì hãy cư xử đàng hoàng theo đúng cái lẽ của họ.

- Hadith như muốn nhắc nhở người tín đồ Muslim phải biết kính nể những người cần phải được kính nể qua vai trò và địa vị của họ đối với xã hội và cộng đồng.

Hadith 356: Ông Ibnu Abbas thuật lại: Ông Uyainah bin Hisn ghé thăm nhà người cháu ruột của ông Al-Hur bin Qais. Al-Hur bin Qais – là một người cận kề Umar bin Alkhattaab và cũng là một trong những người đọc Qur’an và tham gia bàn bạc trong các buổi họp của Umar. Uyainah nói với người cháu ruột của ông: Cháu cũng có vị trí ở nơi vị thủ lĩnh này (ý nói Umar), cháu hãy xin cho được vào diện kiến ông ta. Thế là người cháu này đã xin phép và Umar  đã cho ông vào diện kiến. Khi ông vào thì ông nói với Umar: Này con trai của Al-Khattaab, thề bởi Allah, ông đã không cho chúng tôi nhiều hơn, ông phân xử không công bằng đối với chúng tôi. Nghe xong, Umar liền tức giận đến nỗi muốn đánh ông ta. Lúc đó, Al-Hur (cháu của ông Uyainah) nói: Thưa thủ lĩnh của những người có đức tin, quả thật Allah (swt) đã phán bảo với vị Nabi của Ngài:

{Ngươi (Muhammad) hãy lượng thứ và chỉ thị (cho họ) làm điều nào đúng và hãy tránh xa những kẻ ngu dốt.} (Chương 7 – Al-Araf, câu 199).

Quả thật, đây là người thuộc người ngu dốt tức thiếu hiểu biết. Và thề bởi Allah, Umar  đã không vượt qua điều khi nghe lời Kinh này và ông thường dừng lại đúng theo những gì trong Kinh sách của Allah” (Albukhari).

* Uyainah bin Hisn vào Islam vào ngày chinh phục được Makkah và ông thuôc những người vào Islam từ việc làm cảm hóa trái tim, sau đó, ông bỏ đạo rồi bị bắt làm tù binh gởi đến Abu Bakr Assideeq, ông vào Islam trở lại và được trả tự do.

* Bài học từ Hadith:

Xem Hadith số 50 chương 3 – Sabar 

Hadith 357: Ông Abu Sa’eed Samurah bin Jundub thuật lại: Lúc sinh thời của Thiên sứ tôi còn là một cậu bé, tôi đã ghi nhớ từ Người và không ai ngăn cản tôi nói ra những gì từ Người ngoại trừ những ai lớn tuổi hơn tôi. (Albukhari, Muslim).

* Bài học từ Hadith

- Học giả Ibnu Alaan nói: Những học giả chuyên về Hadith được cho là điều Makruh khi nói về Hadith khi mà trong xứ có người kiến thức nhiều hơn, ghi nhớ nhiều Hadith hơn hoặc lớn tuổi hơn. Điều này chỉ đối với kiến thức Hadith riêng các kiến thức giáo lý khác thì chỉ khuyến khích đối với người hiểu biết hơn chứ không xem tới vấn đề tuổi tác.

Hadith 358: Ông Anas bin Malik thuật lại rằng Thiên sứ của Allah nói:

 “Không một người trẻ nào tử tế với người già mà không được Allah ban cho người khác tử tế lại với y khi tuổi già.” (Tirmizdi).

* Bài học từ Hadith

- Hadith kêu gọi giúp đỡ người già yếu

- Hadith cho thấy Allah không đánh mất ân phước của bất cứ một việc làm tốt nào dù chỉ là một điều nhỏ nhặt.

{Bởi vì Allah sẽ không làm mất phần thưởng của những người làm tốt.}  (Chương 9 – Attawbah, câu 120).

{Quả thật những ai có đức tin và làm việc thiện thì chắc chắn TA sẽ không làm mất phần thưởng của người làm tốt.}  (Chương 9 – Attawbah, câu 120).

- Hadith khẳng định một sự thật, đó là “trồng cây nào thì được quả đó”.

- Hadith cho thấy đạo đức của Islam là kính trọng và tử  tế với người già.

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB