Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Câu chuyện về giếng nước Zamzam

Sau khi bà Hajar hạ sinh Nabi Isma’il thì sự lo lắng và chăm sóc cũng như sự gần gủi và tình yêu thương mà Nabi Ibrahim dành cho bà Hajar trở nên nhiều hơn. Lúc bấy giờ, bà Sarah bắt đầu đem lòng ghen tuông. Trước tình cảnh đó, Allah mặc khải ra lệnh bảo Nabi Ibrahim đưa bà Hajar và Isma’il đến Makkah.

Quả thật nó (nước Zamzam) phúc lành, nó là thức ăn dinh dưỡng và là liều thuốc chữa bệnh.




Nabi Ibrahim bỏ lại hai mẹ con bà Hajar tại thung lũng Makkah

Vào một ngày, ngủ thức dậy, Nabi Ibrahim bảo bà Hajar chuẩn bị đồ đạc cho một chuyến đi xa sau vài ngày.

Nghe lời chồng, bà Hajar liền chuẩn bị tất cả đồ đạc cho chuyến đi, bà chuẩn bị đồ đạc chứ không hề biết sẽ đi đâu và đi làm gì. Rồi sau vài ngày, Nabi Ibrahim bảo vợ bế con và Người mang hành trang để bắt đầu cuộc hành trình. Lúc đó, Nabi Isma’il vẫn còn là một đứa bé.

Nabi Ibrahim và vợ con của Người ròng rã trải qua những tháng trời cho cuộc hành trình, cuối cùng họ cũng đã đến được bán đảo Ả Rập, một vùng đất chỉ toàn là núi đồi trọc và sa mạc nóng cháy.

Nabi Ibrahim đưa vợ con của Người tiến vào bên trong bán đảo cho tới khi đến một thung lũng nơi mà không có một bóng cây, không có sông suối cũng chẳng có ao hồ, xung quanh chỉ toàn là những đồi núi và sa mạc hiểm trở, và ở đây không hề có một bóng dáng người sinh sống. Và đó chính là Makkah.

Đưa vợ con tới đây thì Nabi Ibrahim bỏ họ lại và quay mặt rời đi mà không nói một lời nào. Nabi Ibrahim bỏ ra đi để lại vợ con ở chốn không người, không cây cối, không nguồn nước trong khi lương thực và nước uống mang theo đã cạn gần hết chỉ còn lại một ít lương khô và một ít nước.

Trước tình trạng đó, bà Hajar cảm thấy bàng hoàng khi Nabi Ibrahim quay lưng rời đi. Bà liền nhanh chân chạy theo và nói với Người: Này Ibrahim, chàng đi đâu vậy, không phải chàng định bỏ mặc em và con ở chốn này chứ?


Bà Hajar tin tưởng và kiên định vào nơi Allah

Nabi Ibrahim vẫn lặng lẽ bước đi và không trả lời.

Bà Hajar vẫn nhanh chân lẽo đẽo theo sau trong lo sợ và tiếp tục gặng hỏi chồng: Chẳng lẽ chàng định bỏ mặc em và con tại một nơi hoang vắng không có một bóng người, không có cây cối và cũng chẳng có bất cứ nguồn nước nào hay sao? Chẳng lẽ chàng nỡ đành lòng vậy sao?

Nabi Ibrahim vẫn bước đi và không trả lời trong tâm trạng rất buồn và không dám quay đầu nhìn vợ và con.

Nhìn bộ dạng nặng nề của chồng, dường như bà Hajar đã ngộ ra có thể Allah đã ra lệnh cho chồng mình làm vậy bởi vì chồng mình là vị Nabi của Ngài .. nên bà nói: có phải Allah đã ra lệnh bảo chàng điều này đúng không?

Lúc này, Nabi Ibrahim mới gật đầu và nói: phải, đúng vậy; và chân vẫn tiếp tục bước đi.

Bà Hajar nghe chồng nói như vậy bà liền dừng lại và nói to bằng cả trái tim và tấm lòng của một người có đức tin kiên định nơi Allah: nếu sự việc đúng như vậy thì chắc chắn Allah sẽ không bỏ rơi mẹ con thíp.

Nabi Ibrahim vẫn bước đi mặc dầu trong lòng cảm thấy đau xót và nghẹn ngào vì phải bỏ lại người vợ chân yếu tay mềm cùng với đứa con bé bỏng nơi chốn hoang vu không bóng người thế này .. nhưng vì đó là mệnh lệnh của Allah nên Người phải thực thi không được phép làm trái. Khi Nabi Ibrahim đi xa khỏi tầm nhìn của bà Hajar thì Người đứng lại ngửa đôi ban tay lên trời cầu xin Allah:

{Lạy Thượng Đế của bầy tôi, quả thật bề tôi đã để con cháu của bề tôi định cư tại nơi thung lũng (Makkah), nơi không có đất đai trồng trọt, gần ngôi đền thiêng của Ngài (Ka’bah) để chúng dâng lễ nguyện Salah ôi Thượng Đế của bầy tôi. Bởi thế, xin Ngài làm cho tấm lòng của một số nhân loại đoái thương mà nuôi chúng với hoa quả để chúng có thể tạ ơn Ngài.}(Chương 14 – Ibrahim, câu 37).{alertSuccess}

Nghe câu Du-a này của Nabi Ibrahim, có lẽ chúng ta không khỏi thắc mắc tại sao Nabi Ibrahim lại nói bề tôi đã để con cháu của bề tôi định cư tại nơi thung lũng gần ngôi đền thiêng Ka’bah trong khi ngôi đền được Người và đứa con của Người  - Nabi Isma’il dựng lên sau này?

Thật ra Ngôi đền Ka’bah đã được dựng từ trước đó. Đầu tiên là các Thiên Thần dựng lên rồi ngôi đền bị hư hao và bị tàn phá theo thời gian vì các Thiên Thần cũng là tạo vật của Allah và những gì do tạo vật làm ra dù có kiên cố đến đâu thì sớm muộn cũng sẽ phải bị hư tàn theo thời gian và năm tháng.

Sau đó Nabi Adam đã khôi phục lại ngôi đền nhưng rồi bị hư hao và sụp đổ, kế tiếp sau đó con cháu của Adam cũng khôi phục lại ngôi đền nhưng rồi ngôi đền cũng bị sụp đổ theo thời gian.

Cho đến khi Allah ra lệnh cho Nabi Ibrahim đưa vợ và con của người đến định cư ở Makkah thì Nabi Ibrahim đã chọn nơi gần ngôi đền tức chỗ mà ngôi đền đã từng được dựng lên trước đó và Người cầu xin Allah ban phúc lành cho nơi này, và Người muốn con cháu của Người sau này sẽ dâng lễ nguyện Salah tại đây.

 

Allah đã chấp nhận lời Du-a (cầu nguyện) của Nabi Ibrahim

 Ngài đã làm cho Makkah từ một nơi không có một bóng người, không thể trồng trọt và chăn nuôi trở thành một nơi mà hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới đến viếng thăm mỗi năm mang lại nguồn sống cho cư dân Makkah; và Allah đã biến Makkah thành nơi trung tâm thờ phượng của Islam – quả thật, Allah là Đấng Toàn Năng và Siêu Việt.

Trở lại với bà Hajar và Nabi Isma’il, chỉ trong một thời gian ngắn thì thức ăn và nước uống đã cạn sạch, Isma’il bắt đầu khát nước và bắt đầu khóc la vì cơn khát.

Trước hoàn cảnh đó, bà Hajar để đứa con tại một chỗ và bắt đầu đi tìm nước cho con uống. Bà đi khắp xung quanh nhưng chẳng tìm thấy một nguồn nước nào vì Makkah lúc bấy giờ như đã nói chỉ toàn là sa mạc nóng cháy và những đồi núi không có một cọng cỏ.

Gần đó ở hai bên, có hai ngọn đồi được gọi là đồi Safa và Marwah, bà Hajar leo lên ngọn đồi Safa để nhìn ra phía xa xa mong rằng sẽ nhìn thấy ai đó nhưng chẳng thấy một bóng người, rồi bà lại đi xuống đồi Safa chạy sang đồi Marwah đối diện, leo lên đồi và lại nhìn ra phía xa xa nhưng cũng chẳng thấy một bóng người.

Cứ như thế, bà Hajar đã chạy qua chạy lại giữa hai ngọn đồi đến bảy lần trong tâm trạng lo lắng và sợ hãi. Ông Ibnu Abbas nói rằng Thiên sứ của Allah nói:

“Đó là nghi thức Sa’i mà mọi người qua lại hai ngọn đồi đó” (Ahmad).

Sau dòng chạy thứ bảy, bà Hajar đã đuối mệt, bà gần như tuyệt vọng nơi Rahmah của Allah.

Bà trở lại chỗ Isma’il, lúc đó Isma’il vẫn đang khóc kêu la, Isma’il vừa khóc vừa giậm chân, lúc đó bổng có nước phun ra từ dưới đất ngay chỗ ban chân của Isma’il. Bà mừng rỡ liền dùng tay hứng nước cho Isma’il uống và bà cũng tranh thủ uống để thỏa cơn khát.

Xem thêm:


Zam Zam có nghĩa là hãy gom lại, hãy gom lại

Nước vẫn cứ phun ra rất mạnh và rất nhiều, trước cảnh tượng đó, bà Hajar lo sợ một lúc có thể nước sẽ hết và nguồn nước đã được phun ra sẽ lan thấm vào mặt đất nên bà đã dùng tay đắp đất xung quanh chỗ nước phun ra như một vòng đê để chắn và giữ nước lại.

Bà hấp tấp và hối hả đắp đất xung quanh, vừa đắp vừa nói Zam, Zam có nghĩa là hãy gom lại, hãy gom lại. Cho nên nguồn nước được gọi là nước Zamzam. Và sau khi bà đắp đất xung quanh thì Allah đã cho nước không tràn ra mà vẫn nằm trong cái vòng đê mà bà Hajar đã đắp.

Một ghi nhận khác thì nói rằng sau khi đi xuống từ đồi Marwah, trong lúc bà đang tiến về chỗ của Isma’il thì bà Hajar bổng nghe thấy một gióng nói, bà dừng lại và tập trung nghe, bà nói thầm hình như mình nghe thấy tiếng nói của ai đó, rồi bà lên tiếng: tôi thực sự đã nghe tiếng của bạn, nếu thực sự bạn là người đến cứu giúp tôi thì xin hãy cho tôi nghe thấy giọng của bạn.

Thì ra đó là một vị Thiên Thần đang ở chỗ của giếng nước Zamzam, vị Thiên Thần đang dùng chân hay cánh để đào đất cho đến khi nước chảy ra. Thấy nước phun ra, bà Hajar đã dùng tay lấy đất đắp xung quanh rồi lấy túi da múc nước.

Nói về việc bà Hajar đắp đất làm vòng đê xung quanh chỗ phun nước thì ông Ibnu Abbas thuật lại rằng Thiên sứ của Allah  nói:

“Allah thương xót mẹ của Isma’il, nếu bà không nhanh vội (đắp bờ xung quanh) thì Zamzam đã trở thành một dòng suối chảy”(Ahmad).

Sau đó vị Thiên thần nói với bà: Các người đừng chớ lo sợ bị bỏ rơi, bởi quả thật nơi đây sẽ là ngôi nhà của Allah được xây cất lên do chính đứa bé này (Isma’il) và cha của nó (Nabi Ibrahim), và quả thật Allah không hề bỏ rơi người nhà của Y (Nabi Ibrahim). (Hadith do Albukhari ghi lại trong Fat-hu Al-Bari số 3364).

 

Hồng phúc khi uống nước Zamzam

Và nước Zamzam này vẫn còn cho đến ngày nay. Nhờ ân phúc của Allah, giếng nước Zamzam trở thành nguồn nước tinh khiết và dồi dào, đã cung cấp một lượng lớn nước uống và sinh hoạt cho cư dân Makkah và cho tất cả những người hành hương đến đây từ mọi đất nước trên khắp thế giới. Nói về ân phúc của nước Zamzam thì Thiên sứ của Allah nói:

“Nước Zamzam sẽ mang lại cho người uống điều y ước nguyện.”(Ahmad).

Hadith có nghĩa là nếu người uống nó bị bệnh thì Allah sẽ cho khỏi bệnh, nếu người uống nó bị đói thì Allah sẽ làm cho no, và nếu người uống nó có nguyện vọng gì thì Allah sẽ phù hộ và ban cho y nguyện vọng đó.

Trong một Hadith khác, Thiên sứ của Allah nói về nước Zamzam:

“Quả thật nó (nước Zamzam) phúc lành, nó là thức ăn dinh dưỡng và là liều thuốc chữa bệnh.”(Muslim, Albayhaqi).

 

Đoàn thương buôn đi tìm nước uống và gặp được hai mẹ con bà Hajar

Trở lại câu chuyện, sau khi bà Hajar tìm thấy nguồn nước chẳng bao lâu thì có một đoàn thương buôn từ Yemen đi ngang qua, đoàn thương buôn thuộc bộ tộc Jurhum, họ dừng chân tại Makkah.

Nước uống họ mang theo đã cạn nên họ cử người đi tìm nguồn nước nhưng xung quanh chẳng có giếng, cũng chẳng có sông mà chỉ toàn là núi non và sa mạc nóng cháy.

Thế là họ bất chợt nhìn thấy phía xa xa trên bầu trời có đàn chim đang bay lượn, họ nghĩ rằng chắc ở đằng đấy có nước vì chim hay thích sống xung quanh nơi có nguồn nước nên họ liền di chuyển đến đó.

Khi đến chỗ của những chú chim dang bay lượn trên bầu trời thì họ gặp mẹ con Isma-il và dưới chân có một giếng nước nhỏ mà bà Hajar đã làm bờ xung quanh.

Những người thương buôn này là những người lương thiện và ngay chính cho nên họ đã không chiếm đoạt và giành lấy nguồn nước từ hai mẹ con của Nabi Isma’il mà họ xin phép bà đàng hoàng.

Bà Hajar khôn khéo tận dụng cơ hội yêu cầu đổi chác thức ăn và những đồ đạc cần thiết.

Thế là kể từ đó, bằng hồng phúc và sự phù hộ của Allah, nơi này trở thành nơi dừng chân nghỉ ngơi của các đoàn thương buôn đi ngang qua và bà Hajar trở thành một bà chủ quán trọ chuyên cung cấp nước uống và nước dùng cho các lữ đoàn.

Quả thật, Allah đã chấp nhận lời cầu nguyện của Nabi Ibrahim khi Người cầu xin Ngài.

Allah đã ban bổng lộc và nguồn sống tốt lành cho vợ và đứa con của Người trong lúc cứ tưởng chừng họ không thể sống sót nơi chốn sa mạc hoang vắng và khắc nghiệt thế kia.

 Không những thế, Allah đã làm cho Makkah trở thành một nơi phồn thịnh và bằng an mà hàng ngày đều có khách thập phương đến thăm viếng.

Cầu xin Allah hướng dẫn và soi sáng, và cầu xin Ngài phù hộ đám bề tôi của Ngài vững bước trên con đường trở về với Ngài, con đường của Thiên Sứ Ibrahim được Ngài phù hộ và hài lòng, cũng giống như con đường của Thiên Sứ Muhammad và các Sahabah của Người mà Ngài đã ban ân huệ cho họ.

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB