Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Tại sao chúng ta (người Muslim) không ăn mừng ngày đầu năm mới?

Nguồn gốc của các ngày lễ tết, mặc dù có tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung đều thuộc các nghi lễ tôn giáo.

Đó là một trong những đặc điểm riêng để phân biệt mỗi tôn giáo và tín đồ của nó với những người khác họ.


Trong bộ luật Shari’ah của Islam, có rất nhiều văn bản luật được truyền liên tục về việc qui định cho phép tín đồ Muslim vui hưởng mỗi hai ngày lễ tết lớn trong năm, gồm: ‘Eid Al-Fitri, ‘Eid Al-Adhha và một ngày lễ tết hàng tuần vào thứ sáu. 

Sứ Giả của Allah Sollollohu ‘alaihi wasallam đã nói:

{Thật ra, mỗi một cộng đồng đều có lễ tết riêng, và đây là lễ tết của chúng ta.}

Ngoài ra, các ngày lễ tết khác như giáng sinh, giao thừa, v.v. là các ngày lễ tết của dân Kinh Sách (Thiên Chúa và Do Thái). 

Theo đó, người Muslim không được phép công nhận hoặc tổ chức nó, cũng không được phép chúc mừng họ hoặc tham gia cùng họ. 

Điều đó bao gồm cả việc cấm tặng những món quà liên quan hoặc cung cấp, mua bán với họ các đèn, các loại cây, các loại thực phẩm đặt trưng liên quan đến các ngày lễ tết này. Điều này bị cấm vì hai lý do.

1. Thứ nhất đó là một hình thức bắt chước họ, và thừa nhận việc vô đức của họ, trong khi đó Islam nghiêm cấm mọi hình thức bắt chước người vô đức tin về mọi nghi thức của riêng họ.

2. Thứ hai qua việc tổ chức, tham các lễ tết này là hình thức đổi mới, cải biên về tôn giáo của Allah.

Học giả Ibnu Al-Qayyim (Ro hi ma hul lo hu ta ‘a laa) nói: “Việc chúc tụng nhau nhân các dịp lễ đặc trưng riêng của người vô đức tin là điều bị nghiêm cấm mà không có ý kiến phản đối.” 

Bởi khi chúc mừng họ, bạn sẽ nói: chúc anh, chị một ngày tết hồng phúc hoặc các lời tương tự, nếu như hành vi này bình an khỏi tội vô đức tin thì cũng đã vi phạm điều Haram (bị cấm). 

Điều này không có nghĩa chúng ta cư xử xấu với họ hoặc muốn không gây hấn, mà thật ra, việc từ chối tham gia không phải là một hành động gây hấn, chẳng qua là để phân biệt rõ rang giữa người Muslim trong tín ngưỡng và nghi lễ của mình với các biểu hiệu tôn giáo của những người khác họ.

 Tuy nhiên, Islam cho phép nhận quà của người vô đức tin nhân dịp các ngày lễ tết của họ, điều này không bị xem là tham gia hay thừa nhận việc tổ chức lễ tết của họ. 

Chẳng qua là thể hiện sự tương tác và thắc chặt với ý định muốn mời gọi đến Islam, miễn sao đó không phải là thịt giết vì lễ tết.

Sheikh Al-Islam Ibnu Taymiyah nói (Ro hi ma hul lo hu ta ‘a laa): “Được phép nhận quà cáp từ người vô đức tin nhân ngày lễ tết của họ, được truyền lại chính xác từ thủ lĩnh ‘Ali bin Abi Talib (Ro hi ma hul lo hu ta ‘a laa) là ông đã nhận qua từ người Ba Tư nhân ngày lễ tết Bayrouz của họ. Và ông Abu Barzah đã nhận quà của người hàng xóm là tín đồ Bái hoả giáo, khi họ mang quà tặng ông nhân ngày tết Bayrouz và các lễ hội khác. Ông dặn người nhà: Nếu là trái cây thì nhận còn các thứ khác thì trả lại.

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB