Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Vài Sai Lầm Của Con Cái

Sheikh ‘Abdur Rahman Al-Bãhili kể: Có một người đàn ông tôi biết rất rõ về anh ta, là một người nghèo và thiếu nợ rất nhiều.


Một ngày nọ, anh ta đến nhà thăm mẹ mình, thấy bà có vẻ mặt buồn rười rượi, anh ta hỏi bà: 

Mẹ à, có chuyện gì mà buồn vậy?” Bà đáp: “Con trai à, mẹ biết, mẹ xin thề với Allah, mẹ rất hiểu là con rất túng thiếu, nhưng đây là hóa đơn tiền tiện đến 500 Riyal (hơn 3,1 triệu VNĐ), tiếc là mẹ không có đồng nào để trả tiền điện. Nếu không trả điện sẽ bị cắt, hiện tại chúng ta đang ở mùa hè oi bức thế này.” Anh ta nói: “Con thề với Allah, hiện tại con chỉ còn đúng 500 Riyal, mẹ hãy đưa hóa đơn điện cho người này hoặc là người này, cả hai người anh em đó của con có thể đóng tiền cho mẹ.” 

Mẹ già đáp câu nói nghe sao cay đến tận lòng: “Con trai à, mẹ không dám ngoại trừ với con mà thôi, còn với chúng mẹ sợ chúng.” Laa i laa ha il lol loh, nếu như kể cả mẹ của anh hoặc cha của anh, sợ không dám yêu cầu ở anh điều gì đó, hãy biết rằng anh quả là một đức con rất có lỗi với cha mẹ mình rồi đó. Một khi cha và mẹ của anh đã không dám yêu cầu anh giống như anh đã từng yêu cầu cha mẹ trước đây lúc anh còn nhỏ dạy, thì anh hãy tự xem xét lại bản thân mình đi, trước khi anh thấy hình ảnh đó và nổi đau đớn đó ở con cái của anh vào mai đây.

Mẹ già nói tiếp: “Mẹ không dám nói với hai đứa kia.” Anh ta động viên mẹ: “Mẹ hãy thử nói đi mẹ, mẹ hãy nói thử xem sao.” Rồi anh ta rời đi. 

Anh ta kể tiếp: Tôi rời khỏi nhà mẹ và lên xe lái đi. Sau đó tôi ngồi lại suy nghĩ: “Nếu như có khách đến nhà mình là mình sẽ móc tiền túi mà chiêu đãi người khách đàng hoàng, còn đây là mẹ của mình, bà đã yêu cầu mình sao mình lại không làm điều mà bà đã hi vọng ở nơi mình!!” Nghĩ đến đây tôi đứng dậy ở trở lại gặp mẹ, tôi vào nhà gặp bà mà nói: “Con báo tin vui cho mẹ, mẹ hãy an tâm.” Thấy là người đàn ông đã không vào nhà thể hiện khó chịu hay bực bội với mẹ mà nói: Mẹ hãy đưa hóa đơn cho con, con tối ngày cứ phải làm những chuyện thế này hoặc nói lời lẽ cằn nhằn tương tự… bởi lẽ điều đó chỉ làm cho mẹ thêm nặng lòng mà thôi. Tốt quá, người đàn ông đã không nói như vậy, ngay cả lời lẽ anh ta cũng dùng lời lẽ rất nhẹ này và vui vẻ với mẹ mình, tại sao? Vì đây là tình thương thật lòng xuất phát từ con tim chứ không phải là tình thương bị áp đặt. 

Đứa con nói: “Thưa mẹ, mẹ đừng nghĩ gì cả, mẹ hãy đưa hóa đơn điện cho con, rồi đây Thượng Đế của chúng ta sẽ giải thoát cho con.” Mẹ già nói: “Con trai à, con đừng tự dối lòng mình nữa.” Đứa con bước đến lấy hóa đơn điện rồi ôm mẹ, hôn đầu và hôn hai tay của mẹ và nói: “Đúng hơn là Allah sẽ ban điều tốt đẹp cho mẹ, khi mẹ đã cho con có cơ hội làm điều này.” Sau đó, tôi đã đóng tiền điện, thế là tôi đã không còn trong tay bất cứ gì nữa trên đời này nữa.

Sheikh ‘Abdur Rahman Al-Bãhili kể: Người đàn ông đó đã thề với Allah và kể cho tôi nghe là chưa được 24 tiếng kể khi tôi đóng hóa đơn điện thì một mạnh thường quân gặp tôi và hỏi tôi: “Nợ nần của anh giải quyết ra sao rồi?” Tôi nói: “Thành thật với anh là số nợ đó mỗi lúc tăng lên chứ không giảm xuống tí nào.” Người đàn ông tử tế đó đã rút ra xấp ngân phiếu viết vào tờ ngân phiếu 50 ngàn Riyal mà đưa cho tôi, ông nói: “Anh hãy lấy tờ ngân phiếu này mà giải quyết nợ nần đi.” 

Ngay trong đêm đó tôi đến gặp mẹ với thời gian muộn, mẹ gặp tôi với tâm trạng lo lắng, bà hỏi: “Có chuyện gì không con trai?” Tôi nói: “Mẹ à, phải chi hóa đơn điện hôm nay là 1000 Riyal chứ không phải là 500 Riyal thì tốt biết mấy!” Mẹ tôi ngạc nhiên hỏi: “Tại sao?” Tôi nói: “500 Riyal đã được Allah bù lại cho con 50 ngàn Riyal.” Subhanollah, hãy nhìn xem, xin thề với Allah khi ai đó đã cống hiến vì Ngài chắc chắn sẽ được Ngài bù đắp đầy đủ. Không những thế mà Ngài còn ban thêm rất nhiều.

{Bất cứ thứ gì các người đã chi dùng (cho con đường chính nghĩa của Ngài) thì đều sẽ được Ngài hoàn lại, và Ngài là Đấng ban bổng lộc tốt nhất.} (chương 34 - Saba’: 39). 

Thấy không, Barakah là ở nơi Allah và bổng lộc ở trong tay Allah, cho nên, các anh hãy cung dưỡng cho cha mẹ chứ đừng lưỡng lự, bởi lẽ anh sẽ được toàn là điều tốt trong việc đối xử tốt và tử tế với cha mẹ mình.

Trong những sai lầm của con cái là không quan tâm cảm xúc của cha mẹ, đó là khen ngợi vợ hoặc chồng hoặc anh em quá nhiều trước mặt cha mẹ. Chú ý, chớ đừng khen ngợi bất cứ ai trước mặt mẹ mình, không khen vợ, không khen con cái, không khen bất cứ ai cả trước mặt mẹ. Anh hãy dành tất cả lời khen đó cho mẹ mình, hãy khen ngợi mẹ, nhất là khi mẹ đã lớn tuổi. Bởi mẹ sẽ cảm thấy ghen tỵ trước lời khen của anh dành cho vợ thay vì cho bà. Sở dĩ như thế là vì bà đã quá thương anh nhưng đã không bộc lộ ra cho anh biết điều đó, bà đã cố chịu đựng cảm xúc để không nhìn thấy anh buồn và khó xử. Anh cần phải chú ý, thật chú ý là không khen ngợi ai đó trước mặt mẹ mình, rồi sau đó anh lại phạm sai lầm trong quyền lợi của bà.

Có những đứa con đã không tự hào về cha mình, ngược lại cảm thấy xấu hổ nếu cha là người nghèo khó hoặc có khuyến khuyết gì đó trên người như bệnh tật hoặc tâm thần gì đó… Thấy là đứa con đó không quan tâm gì đến cha mình. Đừng, đừng có tỏ thái độ như vậy. Anh hãy tự hào và kiêu hãnh về cha của mình. Xin thề với Allah nếu như anh tự hào về cha mình chắc chắn anh sẽ được thiên hạ tôn trọng anh trong mắt của họ, họ sẽ đề cao anh. 

Có câu chuyện về một người đàn ông giàu có, hắn toàn quen biết người giàu, người thành đạt, người doanh nhân. Một ngày nọ, những người bạn này bàn nhau muốn đến thăm khu vườn của hắn. Khi mọi người đến nhà chơi thì hắn không dám giới thiệu cha mình với bạn bè bởi ông thường ăn mặc những bộ đồ cũ nát, thường không quan tâm đến ngoại hình của ông, trên người ông thường hiện rõ là một người nghèo khó, đáng thương. Những người bạn hỏi hắn: “Cha anh đâu?” Hắn đáp: “Cha tôi không có ở đây.” 

Lúc này hắn liền kéo đám bạn ra vườn chơi bởi không muốn họ gặp cha hắn. Quan trọng là khi họ đang ngồi nói chuyện vui vẻ thì bắt gặp người cha đi đến mà chào Salam cho mọi người, mọi người hỏi hắn: “Người này là ai vậy?” Điều ly kỳ của câu chuyện là ở điểm này. Hắn đáp: “Là người làm thuê trong vườn của tôi.” – Allah bôi đen mặt của hắn -. Mặc dù nghe con trai nói lời lẽ xúc phạm nhưng người cha không nói gì. 

Rồi mọi người tiếp tục cuộc trò chuyện của mình, bổng có một người hỏi người cha: “Người anh em này của tôi đã trả lương cho ông bao nhiêu vậy, hỡi ông lão làm thuê; ông hãy đến làm cho tôi, tôi sẽ trả lương cho ông cao hơn?” Người cha đáp: “Không, nó không trả lương cho tôi, có điều nó cho phép tôi ngủ cùng với mẹ nó mỗi đêm.” 

Thấy là ông lão đã trả lại đứa con bất hiếu gấp đôi bởi sự bất kính của hắn. Đứa con này đáng phải dạy cho hắn bài học như thế này, để hắn biết lễ độ và tôn trọng cha mình, bởi ông chính là cha hắn. 

Tại sao con cái lại không tự hào về cha mình, hãy tự hào về cha của mình, hãy ngẩn cao đầu mà hãnh diện vì ta còn có cha bởi có rất nhiều người đã chưa từng gọi được từ cha trong đời, bởi nếu không có cha là anh đã không được giáo dục tốt, đã không trưởng thành khỏe mạnh và đã không đạt được như những gì anh đã được ngày hôm nay.

Trong những sai lầm khác của con cái là kể lể trước mặt cha mẹ trong khi đó lời lẽ này bị cấm ngay cả với một người nghèo bình thường, thế thì làm sao lại mang ra kể lể trước mặt cha mẹ mình, có những người con nói: Con đã cho mẹ cái này, con đã mua cho cha cái kia, con đã xây nhà cho cha mẹ…, với những đứa con thế này, họ sẽ cảm thấy ghét việc cho thêm thứ gì đó cho cha mẹ của mình. Coi chừng, đừng bao giờ kể lể… nhất là với cha mẹ, bởi lẽ kẻ kể lể sẽ bị các tầng trời và trái đất làm chứng chống lại hắn, còn nữa Nabi –Sollollohu ‘alaihi wasallam– còn cảnh báo qua lời thuật của Ibnu ‘Umar dẫn lời Thiên Sứ của Allah –Sollollohu ‘alaihi wasallam– đã nói:

{Có ba hạng người bị cấm vào Thiên Đàng: Kẻ bất hiếu với cha mẹ, kẻ kể lể về thứ hắn cho đi và kẻ nghiện rượu.} Al-Bazzãr.

Trong những sai lầm khác của con cái đối xử với cha mẹ là than vãn, có những người con tìm đến cha hoặc mẹ thay vì thăm hỏi sức khỏe thì hắn lại than vãn mọi thứ trong cuộc sống nào khó khăn thế này, thế kia, cảm thấy thế này trong người, người này làm con như vầy … hắn ngồi hàng giờ đồng hồ chỉ để trút hết khó khăn của hắn vào đầu cha mẹ rồi hắn đứng dậy bỏ đi. Hắn nào biết chính hắn đã đốt cháy trái tim của cha mẹ hắn vậy mà hắn cứ nghĩ mình đang tạo niềm vui cho cha mẹ hoặc hắn nói rằng con muốn cha mẹ cầu xin cho con. Này người anh em, hãy nhờ cha mẹ cầu xin cho mình nhưng đừng than vãn với họ những điều khó khăn mà anh đang đối diện, đừng vô tình thiêu đốt con tim của cha mẹ, đừng làm cha mẹ đau lòng, đừng làm cha mẹ phải rơi lệ vì anh. Chúng ta cần phải chú ý đến những lời lẽ than vãn như thế này.

Trong những sai lầm của con cái là không biết kiềm chế bản thân khi cha mẹ kể chuyện cũ cho nghe. Đúng, có lẽ do buồn ít người nói chuyện, ít người tâm sự nên cha già thường hay kể chuyện xưa về cuộc sống của mình đã qua hoặc về những người bạn cũ của ông. Có lẽ chúng ta đã nghe một câu chuyện đã được truyền nhau trên mạng bằng nhiều ngôn ngữ, và có dựng cả phim ảnh. 

Câu chuyện bắt đầu: Có hai cha con ngồi cạnh nhau trong vườn nhà, người con thì đọc báo, và cha già thì ngồi kế bên. Lúc đó có một con chim từ trên cây bay xuống đất gần đó, người cha bèn hỏi con trai: “Con à, đó là con gì vậy?” 

Người con đáp: “Dạ, là chim sẻ đó cha.” Rồi cả hai lại im lặng chóc lát thì người cha lại gọi: “Con trai à?” “Dạ cha.” Con trai đáp. 

Cha hỏi: “Con đó là gì vậy con?” “Con đã nói với cha, nó là chim sẻ.” Người con trả lời hơi gằng giọng. 

Trả lời xong thì người con tiếp tục đọc báo (sao hình ảnh này chúng ta thấy rất quen thuộc ở thời đại hiện tại, có những người mang tiếng thăm cha mẹ nhưng mắt lại không rời màn hình điện thoại, tuy ngồi cùng cả tiếng đồng hồ bên cha mẹ nhưng hắn mấy lần rồi khỏi màn hình điện thoại, có lẽ hắn thà không đến tốt hơn). Khi cả hai im lặng được chóc lát thì người cha cố tình muốn hỏi con mình thêm lần nữa, lúc này người con tiếp tục đọc báo của mình, cha gọi: “Này con trai.” 

Đứa con gấp báo lại và đáp: “Dạ.” Cha hỏi: “Đây là con gì vậy con?” 

Người con khó chịu nói: “Con đã nói với cha là chim sẻ, là chim sẻ, là chim sẻ, cha không nghe được sao!” 

Người cha nói: “Tốt rồi con trai.” Người cha lặng lẽ đứng dậy đi vào nhà và rồi trở ra với trên tay là quyển nhật ký cũ kỷ mà ông đã lưu lại kỉ niệm cuộc đời mình. Ông bảo con trai: “Con hãy đọc đi con trai.” 

Người con bắt đầu đọc: Câu chuyện kể: Tôi (là người cha) ngồi cùng con trai mình (là chàng trai đọc báo) đang chơi trên ban công nhà, thì có một con chim bay đến gần chổ chúng tôi. Con trai tôi cứ mỗi chóc lát thì lại hỏi đúng một câu hỏi: “Con đó là gì vậy cha?” 

Tôi trả lời nó: “Con đó là chim sẻ đó con.” 

Rồi nó im lặng được chóc lát thì lại hỏi: “Đó là con gì vậy cha?” Và nó đã hỏi tôi như thế tận 20 lần chỉ một câu hỏi duy nhất. Nhưng cứ mỗi lần tôi trả lời câu hỏi của con là tôi ôm nó vào lòng và tất cả những lần đó tôi đều trả lời nó một cách nhẹ nhàng vui vẻ. Anh có thấy sự khác biệt không? Trước đây, người cha đã kiên nhẫn như thế nào, chẳng lẽ anh không đủ kiên nhẫn với ông ngay lúc này được sao? Anh hãy kiên nhẫn, hãy chịu đựng với cha mẹ của anh, hãy trò chuyện với cha mẹ bằng lời lẽ nhẹ nhàng, thoải mái, tạo cho họ những nụ cười. Thử hỏi ai là người đáng để những đứa con tạo niềm vui và nụ cười cho họ hơn cha mẹ mình nữa đây!!

Trong một lần, ‘Umar bin Al-Khattab đang đi thì thấy một người thanh niên cõng mẹ trên lưng. 

Chàng thanh niên hỏi ‘Umar: “Thưa ‘Umar, tôi đã cõng mẹ trên lưng thế này mà hành hương Hajj, đôi khi bà vệ sinh ngay trên lưng tôi, ông có thấy tôi làm như thế đã trả đủ công cho mẹ và đã hiếu thuận với bà chưa?” 

‘Umar đáp: “Xin thề với Allah là cậu vẫn chưa trả đủ công lao cho bà dù chỉ một trong những lần đẻ của bà.” 

Thanh niên hỏi: “Tại sao lại thế, hỡi ‘Umar?” 

‘Umar đáp: “Tại bà đã mang nặng cậu trước đó, cậu đã vệ sinh trên người bà suốt thời gian trước đó, và điểm khác biệt giữa cậu và mẹ cậu, đó là: Hiện tại cậu đang cõng mẹ với mong mỏi lạy Allah xin hãy cho bề tôi sớm thoát được sự cực nhọc này, nhưng mẹ của cậu thì lại khác, bà đã hoang hỉ suốt thời gian mang nặng cậu, và bà luôn khẩn cầu: Lạy Allah, xin hãy lấy bớt tuổi đời của bề tôi để tăng thêm tuổi đời cho con bề tôi. Đây là sự khác nhau giữa việc cậu cõng mẹ cậu và việc cậu mẹ mang nặng cậu. Vì vậy, xin thề với Allah rằng cậu sẽ không bao giờ trả đủ công lao mà mẹ cậu đã làm cho cậu.

Trong một ngày nọ, có người đàn ông đến gặp vị Sahabah cao quí Ibnu ‘Abbas để hỏi về một đại tội ông đã vi phạm, người đàn ông kể: Tôi đã thương một người con gái và tôi đã đến hỏi cưới nhưng cô ta từ chối. Sau đó, một người khác đến hỏi cưới thì cô ta đồng ý, do ghen tực tột độ nên tôi đã sát hại cô ta. 

Thưa Ibnu ‘Abbas, cho hỏi tôi có cơ hội ăn năn không? Ibnu ‘Abbas hỏi: “Anh còn mẹ không?” Người đàn ông đáp: “Tôi còn mẹ.” “Vậy, anh hãy trở về mà hiếu thuận với bà, quả thật tôi không thấy việc làm nào tốt hơn việc hiếu thuận với mẹ của anh, để xóa đi tội lỗi này của anh.” Ibnu ‘Abbas trả lời. Rồi các vị Sahabah khác hỏi ông: “Này Ibnu ‘Abbas, tại sao anh lại nói như thế?” Ibnu ‘Abbas nói: Tôi đã nghe được Nabi Sollollohu ‘alaihi wasallamkhuyên một người đàn ông làm điều tội lỗi lớn hơn tội người đàn ông khi nảy, vậy mà Người chỉ khuyên người đó về mà hiếu thuận với mẹ của anh đi. 

Tại sao? Tại vì không có bất cứ việc làm nào mang lại ân phước lớn cho con người ngoài việc hiếu thuận với mẹ và kế đến là cha. Đúng, vị trí của mẹ được xếp trước cha bởi mẹ đã hi sinh cho con cái nhiều hơn cha gấp ba lần, tuy nhiên, cả hai người họ đều có quyền lợi bắt buộc chúng ta phải hoàn thành.

Lúc này đây, tôi có lời khuyên dành cho những người mà cha mẹ của họ đã nằm dưới mồ sâu, quả thật, người bị tướt quyền thật sự đó là người bị tướt đi cả cha mẹ, vì chúng ta đã mất họ. Tuy nhiên, việc hiếu thuận với cha mẹ sau khi họ qua đời vẫn còn và ân phước đó sẽ không ít hơn so với việc hiếu thuận lúc họ còn đang sống, bởi khi con người chết đi thì mọi thứ của trần gian của người chết đó bị cắt đứt, ngoại trừ ba điều vẫn còn tồn tại, vẫn giúp họ tích lũy thêm công đức, và 1 trong 3 điều đó chính là anh. Phải chính là anh, như Nabi Sollollohu ‘alaihi wasallam nói:

{Và đức con Saleh cầu xin cho y.} Đúng, nếu hiện tại cha của anh còn sống là ông có thể bố thí, có thể hành lễ Salah, có thể nhịn chay và ông có thể… tiếc là hiện tại ông đã chết nằm dưới mồ sâu, ông hoàn toàn không thể làm thêm bất cứ gì cho mình. Nhưng nếu anh bắt đầu từ hôm nay cố gắng phấn đấu làm việc Saleh (là tất cả những gì Allah ra lệnh và tránh xa những gì Ngài cấm), đó là một trong những cách hiếu thuận với cha mẹ, tại sao? Bởi đôi khi lúc cha mẹ còn sống thì có những đứa con đã làm tổn thương đến cha mẹ, giờ đây cả hai hoặc một trong hai cha mẹ đã qua đời thì anh trông chờ gì ở họ, chẳng lẽ nào những người con đó không muốn chuộc lại lỗi lầm trước đây sao? 

Cho nên, hãy nổ lực mà hiếu thuận với họ bằng cách cầu Allah ban điều tốt cho cha mẹ như sự tha thứ, xí xóa cho lỗi lầm, không bị trừng phạt nơi cõi mộ, được thoát khỏi Hỏa Ngục, được ban cho Thiên Đàng… bởi trong Ngày Tận Thế, khi một người đến trình diện Allah thì ông ta phát hiện mình có được số lượng công đức nhiều tựa như núi cao, ông ngạc nhiên hỏi: Lạy Thượng Đế của bề tôi, từ đâu mà bề tôi có được công đức nhiều thế này? Có lời đáp: Đây là lời cầu xin của đứa con Saleh của ngươi cho ngươi đó. Điều đó anh cũng có thể làm được, hãy cầu xin cho cha mẹ, hãy bố thí dùm cho cha mẹ, cầu xin sự tha thứ cho cha mẹ, chắc chắn cha mẹ sẽ rất mừng rỡ trước những món quà dâng tặng cho họ, đôi khi còn là lý do giúp cho cha mẹ được thoát khỏi Hỏa Ngục và được vào Thiên Đàng nữa kìa. 

Bởi lẽ, chúng ta đã rất nhiều lần thiếu sót và phạm lầm lỗi với cha mẹ lúc họ còn sống, giờ đây hãy chuộc lại lỗi lầm đó bằng những điều mà anh có thể làm cho họ, biết đâu nhờ những việc làm ngoan đạo của anh làm nặng thêm bàn cân công đức của cha mẹ và giải thoát được cả hai trong Ngày Phán Xét thì sao. 

Thề với Allah đây làm hình thức hiếu thuận tốt nhất đối với cha mẹ sau khi cả hai đã qua đời, như được ghi trong Sunan Abu Dawood từ ông Abu Usaid Mãlik bin Rabi’ah As-Sã’idi kể: Lúc chúng tôi đang ngồi cùng với Thiên Sứ của Allah – Sollollohu ‘alaihi wasallam –, có một người đàn ông thuộc dòng họ Salamah đến hỏi: Thưa Thiên Sứ của Allah, tôi còn cơ hội nào để hiếu thuận với cha mẹ sau khi cả hai đã qua đời không? Người đáp:

{Vẫn còn, đó là cầu xin cho họ; cầu xin sự tha thứ cho họ; thực hiện di chúc của họ để lại, thắt chặt tình dòng tộc với các người thân của họ, và tử tế với bạn bè của họ.} Abu Dawood.

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB