Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Ghen tị, ganh ghét và đố kỵ

Lời khuyên vượt thời gian từ Muhammad, vị Thiên Sứ của Islam

Trong một lời khuyên ngắn gọn nhưng trường tồn với thời gian, Vị Thiên Sứ của Islam đã nói:

“Các ngươi hãy nhìn xuống những người thấp kém hơn mình, chớ đừng nhìn lên những người trên các ngươi, kẻo các ngươi coi thường những ân huệ mà Allah đã ban cho.” (Sahih Muslim)


Ở đây, nhìn xuống và nhìn lên là nói đến vật chất của thế giới Dunya như của cải, địa vị. Bài học cuộc sống này vang vọng hơn bao giờ hết. Người Muslim trong xã hội ngày nay có xu hướng chạy theo chủ nghĩa vật chất, chạy theo sự cạnh tranh và tập trung vào sự giàu có và địa vị như những mục tiêu cuối cùng cho cuộc sống của họ.

Các thế hệ Muslim ngày hôm nay đang lớn lên dưới ảnh hưởng của mạng xã hội, ít nhiều khiến họ thích so sánh cuộc sống của mình với người khác, hướng tới lối sống khoái lạc và theo đuổi các mục tiêu vật chất của Dunya một cách nhiệt thành hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi các mục tiêu vật chất tiếp tục là yếu tố trung tâm trong cuộc sống của một người nào đó, mức độ trầm cảm, hạnh phúc và thậm chí cả sức khỏe thể chất sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Tim Kasser, một nhà tâm lý học người Mỹ đã nói: “Do đó, các nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi cho thấy rằng khi những người trẻ tuổi báo cáo rằng thành công về tài chính tương đối quan trọng đối với nguyện vọng của họ, thì tình trạng hạnh phúc thấp, mức độ đau khổ cao và khó thích nghi với cuộc sống cũng được thể hiện rõ ràng. Mặc dù chúng ta không thể chắc chắn từ những kết quả này liệu các giá trị vật chất có gây ra bất hạnh hay liệu các yếu tố khác có tác động hay không, nhưng kết quả gợi ý một kết luận khá đáng ngạc nhiên: giấc mơ Mỹ có một mặt tối, và việc theo đuổi sự giàu có và của cải có thể thực sự đang hủy hoại hạnh phúc của chúng ta.” (Cái giá đắt của chủ nghĩa vật chất, tr. 9)

“Những người trưởng thành tập trung vào tiền bạc, hình ảnh và danh tiếng cho biết ít tự khẳng định mình và ít sức sống hơn, đồng thời dễ bị trầm cảm hơn những người ít quan tâm đến những giá trị này. Hơn nữa, họ cũng báo cáo nhiều trải nghiệm hơn về các triệu chứng thể chất. Nghĩa là, những người tin rằng việc phấn đấu để có của cải, sự nổi tiếng và ngoại hình đẹp là quan trọng cũng cho biết họ bị đau đầu, đau lưng, đau cơ và viêm họng nhiều hơn so với những người ít tập trung vào những mục tiêu đó. Đối với chúng tôi, đây thực sự là một trong những chỉ số đầu tiên về mối tương quan tiêu cực phổ biến của các giá trị vật chất – không chỉ sức khỏe tâm lý của mọi người trở nên tồi tệ hơn khi họ tập trung vào tiền bạc, mà sức khỏe thể chất của họ cũng vậy.”(Cái giá đắt của chủ nghĩa vật chất, tr. 11)

Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa vật chất cũng có những tác động tiêu cực to lớn đối với đạo đức, đặc biệt là đối với đạo đức và tinh thần của Islam. Khi chúng ta nhìn vào người khác – những gì họ có và những gì chúng ta không có – một mặt xấu xa của thân phận con người bộc lộ và xã hội hiện đại đóng vai trò là nơi sinh sôi cho tình trạng ghen tị, ganh ghét và dẫn đến những mưu toan đố kỵ.

Thiên Sứ của Allah đặc biệt cảnh báo về việc không nên tập trung vào sự giàu có và thành công của người khác. Thiên Sứ của Allah nhắc nhở chúng ta hãy biết ơn những gì chúng ta đang có bằng cách nghĩ đến những người không có được những phước lành đó. Nếu lời khuyên này không được thực hiện, thì những bản chất xấu của loài người sẽphơi bày.

Đố kỵ dẫn đến việc con người vượt qua “sự ghen tị” và bước vào giai đoạn mà họ cảm thấy vui sướng, hân hoan khi biết hoặc chứng kiến những rắc rối, thất bại của người khác hoặc cảm thấy hả dạ và thỏa lòng khi có thể ngăn cản những bước đường của người khác hoặc khi có thể làm nhục và hạ bệ người khác.

Sự ghen tị, khi nó không ở dạng lành tính tức nó không phải là một sự ngưỡng mộ, thì khi một người thua kém vật chất, thua kém thành tích hoặc sự vượt trội so với người khác, người đósẽ cảm thấy thấp kém, khao khát, oán giận và sẽ có ác ý đối với người được lợi và có sự vượt trội hơn mình.

Khi chúng ta nhìn chằm chằm vào thành công hoặc của cải vật chất của người khác và chúng ta không biết ơn Allah cũng như không biết hài lòng với những gì mình có, chúng ta dễ dàng rơi vào mặt tối của chúng ta, đó là chúng ta sẽ tham lam, ghen tị để rồi cuối cũng dẫn đến những mưu toan của sự đố kỵ đầy xấu xa và tội lỗi.

Chúng ta, những người Muslim, hãy lưu tâm và biết ơn Allah về những gì chúng ta đã và đang sở hữu vì có rất nhiều người thậm chí không có được những thứ mà chúng ta được hưởng. Những thứ chúng ta đã và đang sở hữu có thể không là gì đối với những ai vượt trội hơn chúng ta, và cũng có thể không có gì đáng lưu tâm đối với bản thân chúng ta nhưng đôi khi những thứ đó lại là xa xỉ vàthật huy hoàng đối với rất nhiều người.

Người Muslim hãy biết rằng không phải vô cớ mà phần mở đầu của các lễ nguyện Salah hằng ngày của chúng ta đều bắt đầu bằng câu “Alhamdulillahi Rabbil Alamin” “Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và vạn vật”. Đây là câu Kinh đầu tiên của chương đầu tiên trong Qur’an. Allah bắt mỗi người Muslim phải đọc nó mỗi ngày đến mười bảy lần như một sự nhắc nhắc nhở họ rằng họphải cần ghi nhớ các ân huệ của Ngài dù nhỏ hay lớnvà phải biết ơn Ngài trong mọi hoàn cảnh.

Hỡi người Muslim, nếu chúng ta đắm chìm trong văn hóa của người nổi tiếng, mù quáng lao vào của cải vật chất, bất chấp tranh giành địa vị xã hội,và luôn so sánh bản thân với cuộc sống của người khác, chỉ mang lại đau khổtinh thần, thể chất và làm giảm đi đức tin Iman của chúng ta. Bởi vì khi chúng ta không hài lòng với những gì mình có, cứ nhìn và so đo với những gì người khác có, chúng ta sẽ ghen tị dẫn đến ganh ghét và cuối cùng là sự mưu tính đố kỵ, và đó là một sự vô ơn đối với Allah, và kết quả chính chúng ta sẽ gặp bất lợi và chịu thiệt.


Trong chương 14 - Ibrahim, câu 7, Allah Đấng Toàn Năng phán:

{Nếu các ngươi biết ơn, TA chắc chắn sẽ ban thêm cho các ngươi; nhưng nếu các ngươi vô ơn (đối với các ân huệ của TA) thì quả thật, sự trừng phạt của TA rất khủng khiếp.”}

Câu Kinh này nhắc nhở chúng ta rằng ai đó phải biết ơn Allah về những gì anh ta có và cũng đảm bảo rằng anh ta luôn mong muốn điều tốt đẹp cho người khác, ngược lại, nếu anh ta không biết ơn Allah và hành động vô đạo đức và tàn nhẫn với người khác vì lòng ganh ghét và đố kỵ, đặc biệt là ganh ghét và đố kỵ với chính những anh em động đạo Muslim của mình, thì Allah Toàn Năng sẽ cướp đi phước lành của anh ta và sẽ trừng phạt anh ta.

Thiên Sứ của Allah cũng đã cảnh báo chúng ta về hậu quả xấu xa của sự ganh ghét và đố kỵ, Người nói:

“Các ngươi hãy coi chừng sự ganh ghét và đố kỵ, bởi quả thật, sự ganh ghét và đố kỵ ăn mòn việc thiện tốt cũng như lửa ăn mòncủi khô.” (Abu Dawood)

Quí Muslim thân hữu, là người Muslim, chúng ta nên luôn biết tạ ơn Allah về những gì chúng ta có từ các ân huệ của Ngài và đừng bao giờ nhìn vào những gì người khác có mà so sánh mình với họ.Trong xã hội ngày nay, con người thường chạy theo chủ nghĩa vật chất và những ham muốn đời sống trần tục, là người Muslim, điều cần thiết là chúng ta phải biết lùi lại một bước, lưu tâm đến tôn giáo và cuộc sống Đời Sau, đồng thời hành động theo lời khuyên của Thiên Sứ bằng cách nên nhìn vào những người thấp kép hơn chúng ta, và không nhìn vào những ai cao hơn chúng ta về của cải, địa vị và quyền thế, nếu không, chúng ta sẽ dễ dàng rơi xuống con đường tăm tối của sự chán nản, vô ơn, tham lam, tranh giành và đố kỵ.

Quí Muslim thân hữu,Allah Toàn Năng đã qui định tình yêu chân thật giữa những người Muslim thành mối quan hệ yêu thương bền chặt nhất vì con đường của Ngài. Allah sẽ tập hợp những người yêu thương nhau vì còn đường của Ngài dưới Bóng Râm của Ngài vào Ngày không có bóng râm nào ngoài Bóng Râm của Ngài. Hơn nữa, Islam, giáo luật của Ngài, thiết lập nghĩa vụ bảo vệ tài sản, danh tiếng, cuộc sống và sinh mạng của mỗi cá nhân người Muslim, có nghĩa là không ai được xâm phạm hoặc làm tổn thương người Muslim khác theo bất kỳ cách nào.

Tuy nhiên, một số người Muslim thích chèo thuyền trong đầm lầy. Những người này thích ghen tị với những người mà Allah Toàn Năng đã ban cho họ từ những ân huệ và phước lành của Ngài. Những người này vì lòng ghen tị nên trở thành đố kỵ, họ mong muốn một phước lành nào đó mà Allah đã ban cho người mà họ ghen tị sẽ bị lấy đi, cho dù đó là một phước lành trong tôn giáo hay trong các vấn đề của Dunya.

Quí Muslim thân hữu,ganh tị và đố kỵ khiến người ta ước điều gì đó tồi tệ xảy ra với người khác hoặc ước rằng họ đánh mất phước lành. Những người đố kỵ chỉ cảm thấy hạnh phúc khi thấy người khác bị tổn thương và mất đi những gì họ có.Nếuai trong chúng tamong muốn điều tốt và phước lành của một người anh em Muslim nào đó biến mất hoặc cảm thấy về việc phá hủy hoặc lấy đi phước lành mà người đó có được thì anh ta đang mang trong mình một chứng bệnh, nó không còn là một chứng bệnh ghen tị đơn thuần lành tính giống như sự ngưỡng mộ mà đã di căn thành một căn bệnh quái ác của sự đố kỵ.Và người nào mang căn bệnh đố kỵ sẽ toan tính và cố gắng tìm cách phá hoại hoặc làm mất đi phước lành của người khác nếu như anh ta có quyền và có khả năng làm như vậy.

Quí Muslim thân hữu, việc mong muốn những phước lành và những điều tốt đẹp cho chính mình dẫn đến sự cạnh tranh không phải là điều xấu. Cạnh tranh nói chung không bị coi là đáng trách, mà nó được coi là đáng khen nếu nó theo đuổi lẽ phải; Allah Đấng Tối Cao đã phán:

{Thật vậy, những người ngoan đạo và đức hạnh sẽ ở trong Thiên Đàng hạnh phúc. Họ sẽ nghỉ ngơi trên những chiếc ghế dài có lưng tựa, ngắm nhìn xung quanh. Ngươi sẽ nhận ra trên khuôn mặt họ sự rạng rỡ của niềm vui và hạnh phúc.Họ sẽ được cho uống một loại rượu (nguyên chất) tinh khiết được đậy kín.Mùi vị cuối cùng của nó là xạ hương. Vì vậy, hãy để tất cả những người khao khát thi đua cạnh tranh (giành lấy nó).} (Chương 83 – Al-Mutaffifin, câu 22-26)

Quí Muslim thân hữu, Allah Toàn Năng đề cập trong Qur'an về sự ghen tị của những kẻ vô đức tin, những kẻ đạo đức giả và mọi người nói chung, Ngài phán:

{Rất nhiều dân Kinh Sách chỉ vì lòng ganh tị mà họ muốn kéo các ngươi trở lại tình trạng vô đức tin như trước đây, mặc dù chân lý đã phơi bày rõ ràng trước mặt họ. Nhưng thôi, các ngươi hãy lượng thứ và bỏ qua cho họ đến khi Allah ban hành sắc lệnh của Ngài xuống. Quả thật, Allah toàn năng trên tất cả mọi việc.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 109)

{Hoặc lẽ nào họ đem lòng ganh tị với thiên hạ (Thiên Sứ Muhammad và các vị bạn đạo của Y) về ân huệ mà Allah ban cho họ trong khi trước đây TA đã ban cho hậu duệ của Ibrahim Kinh Sách và sự khôn ngoan và TA đã ban cho họ vương quyền vĩ đại?!} (Chương 4 – Annisa’, câu 54)

Quí Muslim thân hữu, ganh tị và đố kỵ là một căn bệnh xấu xa của trái tim dẫn đến hành vi xấu xa và tội lỗi. Nó dẫn đến sự thù địch, suy nghĩ xấu xa về ý định của người khác, nói xấu sau lưng, bịa đặt, nói dối và quay lưng với những người Muslim khác. Nó được coi là một trong những căn bệnh nội tâm nguy hiểm và tàn phá nhất đối với tôn giáo và cuộc sống trần tục của một người. Chính vì vậy, Thiên Sứ của Allah đã ra lệnh cho Ummah của Người với lới di huấn:

Các ngươi đừng ghét nhau, đừng đố kỵ nhau, đừng quay lưng với nhau, mà hãy là những người bề tôi của Allah trong tình anh em. (Albukhari, Muslim)


Quí Muslim thân hữu, có rất nhiều câu chuyện trong Qur’an nêu bật những nguy hiểm và tệ nạn của lòng ganh ghét và đố kỵ. 

Khi chúng ta đọc câu chuyện về Nabi Yusuf và những người anh em của Người, chúng ta nhận ra sự nguy hiểm của lòng ganh tị và đố kỵ, nó làm mù quáng như thế nào, nó cướp đi lòng thương xót từ trái tim như thế nào và nó khiến người mang nó trong lòng gây ra nỗi đau thể xác cho người khác khủng khiếp như thế nào. Allah phán ở câu 8, 9 của chương 12 - Yusuf: {Khi (các anh cùng cha khác mẹ của Yusuf) nói (với nhau): “Yusuf và đứa em của nó được cha yêu thương nhiều hơn anh em bọn mình mặc dù anh em bọn mình đông và mạnh hơn, rõ ràng cha của chúng ta đã sai lầm.” (Một người trong bọn chúng nói): “Hãy giết chết Yusuf hoặc hãy đem nó đi bỏ ở một nơi khác, (có như vậy) các người mới giành được sự yêu thương trọn vẹn của cha, (có như vậy) sau này các người mới hy vọng trở thành những người tốt (trong mắt cha).”} (Chương 12 - Yusuf, câu 9)

Một câu chuyện khác cho thấy sự nguy hiểm của lòng ganh ghét và đố kỵ là câu chuyện về Habil và Qabil: Kinh Qur'an kể cho chúng ta về Qabil con trai đầu lòng của Nabi Adam, người đã giết em trai song sinh của mình vì lòng ghen tị, người đã trở thànhkẻ đầu tiên trong nhân loại gây ra tội ác đổ máu trên trái đất. Qabil ghen tị với Habil em trai của mình chỉ vì Allah chấp nhận sự dâng hiến của Habil mà không phải của mình; Allah Đấng Tối Cao phán ở câu 27-30 của chương Al-Ma-idah:

{Ngươi (Thiên Sứ Muhammad) hãy đọc cho họ (dân Do Thái) nghe thông tin thật về hai đứa con trai của Adam, khi cả hai cùng hiến dâng lễ vật (lên Allah) thì chỉ một người trong hai người họ được chấp nhận còn người kia thì không. (Thế là Qabil tức giận nói với Habil): “Tao phải giết mày.” (Habil) đáp: “Quả thật, Allah chỉ chấp nhận từ những người ngoan đạo mà thôi. Dù anh có ra tay giết chết tôi thì tôi cũng sẽ không ra tay giết trả lại anh bởi vì tôi thực sự sợ Allah, Thượng Đế của vũ trụ và vạn vật. Hơn nữa, tôi muốn anh gánh tội (giết) tôi và cả tội (nghịch lại Allah) của anh (trước đó) để anh sẽ làm bạn với Hỏa Ngục, và đó là hậu quả dành cho đám người sai quấy bất công.” Bản ngã (hướng về điều xấu trong con người của Qabil) không ngừng xúi giục y nên y đã giếtđứa em của mình, thế là y đã trở thành một kẻ thua thiệt.}

Quí Muslim thân hữu,bản chất ganh tị và lòng đố kỵcó thể xảy ra do thù hằn, kiêu hãnh, tự ngưỡng mộ bản thân, ham thích lãnh đạo hoặc tâm hồn không trong sạch. Trong số này, thù hận là nguyên nhân nghiêm trọng nhất, vì nó dẫn đến ác tâm và điều này khiến con người khao khát trả thù và khiến anh ta hả hê trước bất kỳ tai họa nào có thể giáng xuống kẻ thù của mình.

Imam Al-Ghazali, đã nói: “Sự thật là lòng đố kỵ thực sự nguy hiểm đối với tôn giáo của kẻ mang lòng đố kỵ bởi vì với lòng đố kỵ mà hắn ghét sự tiền định của Allah và những phước lành mà Ngài đã chia cho các tôi tớ của Ngài. Kẻ mang lòng đố kỵ cũng sẽ ghét công lý mà Allah đã thiết lập trên thế giới này bằng sự khôn ngoan và thông thái của Ngài ... Người nào có tính ghen tị và mang lòng đố kỵ trong cuộc sống của mình sẽ bị nó hành hạ và sẽ luôn đau khổ mỗi khi nhìn thấy những phước lành và những điều tốt đẹp mà Allah dành cho người mà y ghen tị và ganh ghét.”

Quí Muslim thân hữu! Hãy biết rằng, bản chất ghen tị và lòng đố kỵ không chỉ là một tội lỗi lớn trong Islam mà nó còn được coi là cảm xúc đáng chê trách và có tính hủy hoại nhất trong bất kỳ tôn giáo nào. Về mặt tâm lý, nó cũng là một trong những căn bệnh nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, phá hủy sự bình an và hạnh phúc tinh thần của một người. Người ghen tị và mang lòng đố kỵ có thể vượt qua bất kỳ giới hạn nào chỉ để khiến mọi người không hài lòng và khiến mọi người mất đi những gì mà Allah ban cho họ.

Quí Muslim thân hữu! Ghen tị là một loại cảm giác khiến trái tim của một người ghen tuông trở nên ô uế và trống rỗng đức tin (Iman). Liên quan đến sự trong sạch của trái tim, một Hadith do Ibnu Ma-jah ghi lại rằng khi được hỏi ai là người tốt nhất, Thiên Sứ của Allah trả lời: “Người có trái tim trong sạch và miệng lưỡi trung thực.” Sahabah nói: Miệng lưỡi trung thực thì có thể hiểu được nhưng trái tim trong sạch nghĩa là gì Thiên Sứ của Allah? Thiên Sứ của Allah nói: “Đó là trái tim của một người ngoan đạo, trong sáng, không tội lỗi, không bất tuân, không hận thù và không ghen tị và đố kỵ.”

Quí Muslim thân hữu! Tính ghen tị và lòng đố kỵ có thể biến một người tốt thành một kẻ xấu, giống như đã xảy ra với Iblis. Khi Allah ra lệnh cho các Thiên Thần và Iblis phải phủ phục trước Adam để tỏ lòng kính trọng và tôn vinh, nhưng Iblis đã trực tiếp từ chối mệnh lệnh của Allah vì hắn ghen tị với địa vị và vị trí mà Allah đã ban cho Adam. Iblis nói với Allah:

{Chẳng lẽ bề tôi phải quỳ lạy một kẻ chỉ được Ngài tạo ra từ đất sét ư? Ngài thấy sao? Kẻ mà Ngài ban cho vinh dự hơn bề tôi này đây, nếu Ngài gia hạn cho bề tôi sống đến Ngày Phục Sinh, chắc chắn bề tôi sẽ cám dỗ con cháu của Y lầm lạc ngoại trừ một số ít.} (Qur’an:17:61,62)

Hỡi người Muslim! Hãy luôn biết ơn Allah vì tất cả những gì chúng ta có, chúng ta có thể đi lại, thở, ăn, nhìn, nghe và nhiều hơn thế nữa. Tất cả những điều này là phước lành từ Allah nhiều hơn chúng ta có thể đếm được. Khi chúng ta nhận ra điều này sẽ khiến chúng ta thôi nhìn vào những gì người khác có, thôi so sánh với những ai hơn mình. Và khi chúng ta cảm thấy ghen tị, hãy nhắc nhở bản thân về tất cả những thứ mình có trong cuộc sống, hãy luôn tin tưởng vào Allah, Allah đã tạo ra chúng ta và ban cho chúng ta những gì chúng ta có vì một lý do chính đáng, và con người chúng ta không bao giờ có thể hiểu được sự khôn ngoan của Thượng Đế.

Hỡi người Muslim! Chúng ta cần luôn nhắc nhở bản thân rằng cuộc sống là một thử thách lớn; tất cả chúng ta đang bị Allah thử thách, để kiểm tra Iman và sự tin tưởng của chúng ta vào Ngài. Ngay cả người giàu có, địa vị cao sang và quyền thế mà chúng ta ghen tị cũng đang trải qua một bài kiểm tra của Allah mà chúng ta không biết gì về nó.

Hỡi người Muslim! Hãy cầu xin Allah thanh tẩy trái tim của chúng ta khỏi sự ghen tị và sự đố kỵ.

Hãy cầu xin Allah thanh tẩy trái tim của chúng ta khỏi tức giận vì sự tức giận dẫn đến những hành vi ngu ngốc, và sự đố kỵ cũng bắt nguồn từ sự tức giận.

Hãy kìm nén cái tôi của mình, vì cái tôi xuất phát từ suy nghĩ mình hơn người khác, dẫn đến cảm giác mình xứng đáng có được những gì hơn người khác, dẫn đến tâm ganh ghét và đố kỵ.

Hãy luôn tin tưởng vào Allah và đừng nghi ngờ quyết định của Ngài, vì sự ghen tị và đố kỵ đến từ việc nghi ngờ quyết định của Allah.

Chúng ta hãy nhớ rằng, sự đố kỵ làm tổn thương bản thân người ghen tị nhiều hơn là làm tổn thương người bị ghen tị. Những người đố kỵ luôn cảm thấy bất hạnh và xóa bỏ những việc làm tốt, sau đó chuyển hướng vào những hành động xấu và tội lỗi.

Khalif Muawiyah nói: “Hãy tránh ghen tị vì nó gây thiệt hại cho bạn nhiều hơn là cho người mà bạn ghen tị”.

Ông Muawiyah cũng nói, “Tôi có thể làm hài lòng tất cả mọi người, ngoại trừ kẻ ghen tị vì hắn muốn người ta đánh mất lợi ích của họ. Miễn là tôi có được thứ mà hắn ghen tị, tôi không thể làm hài lòng hắn cho dù tôi có cho hắn thứ gì.”

{Hãy nói: “Bề tôi cầu xin Thượng Đế của bình minh che chở tránh khỏi những điều xấu mà Ngài đã tạo, tránh khỏi những điều xấu của bóng đêm khi nó bao phủ, tránh khỏi những điều xấu từ những kẻ phù phép vào những chiếc gút thắt, và tránh khỏi sự hãm hại của những kẻ ganh ghét và đố kỵ.”}

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB