Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Qui Định Ăn Uống Trong Islam

 Islam luôn hướng tín đồ Muslim đến với Chân – Thiện – Mỹ, trong số đó là có vài qui định trong việc ăn uống nhằm mang lại sức khoẻ và thẩm mỹ. 

Các qui định này được tìm thấy trong Qur’an và cả trong Sunnah. Sheikh Ibnu Al-Qaiyim đã tóm lược như sau: 

Người ăn uống và sinh hoạt giống như dân địa phương của mình, Người không giới hạn bản thân trong một loại thực phẩm nào, Người thường ăn các loại thực phẩm phù hợp theo thời tiết như thời tiết nóng thì Người ăn dưa hấu thay thế chà là, và khi không thích thức ăn nào đó là Người bỏ qua, như Abu Huroiroh đã kể: Thiên Sứ của Allah ﷺ chưa từng chê thức ăn không bao giờ, thấy thích thì Người ăn, không thích thì Người bỏ qua. Người thích ăn thịt, đồ ngọt và mật ong, Người thường xuyên ăn bánh mì. Thức uống yêu thích nhất của Người là đồ uống ngọt lạnh, nước lọc, nước pha mật ong hoặc nước ủ chà là và nho. Thiên Sứ của Allah ra lệnh cần phải đậy miệng li, chén, dĩa… dù chỉ bằng một que cây gác ngang.

Dưới đây là vài qui định tổng hợp về ăn uống theo Sunnah:

1- Rửa tay trước khi ăn để loại bỏ bụi bẩn có hại, nguyên nhân gây bệnh.

2- Nói Bismillah trước khi ăn và (Ai quên nói Bismillah khi bắt đầu ăn, hãy nói khi nhớ ra: Bismillah fi awwalihi wa akhirihi).

3- Bắt buộc phải ăn bằng tay phải ngoại trừ có lý do, và không có gì sai khi sử dụng thìa, muỗng, nĩa, đũa... và những thứ tương tự, nếu một người không tìm thấy bất cứ gì, thì được phép ăn bóc bằng các ngón tay.

Theo ông Abu Muslim, còn gọi là Abu Iyas Salamah bin ‘Amru bin Al-Akwa’ kể: Có một người đàn ông ăn bằng tay trái trước mặt Thiên Sứ của Allah ﷺ, Người bảo người đàn ông:

{Anh hãy ăn bằng tay phải.} 

Người đàn ông đáp: Tôi không thể.

{Ngươi sẽ chẳng còn có thể nữa, y đã không làm theo vì lòng tự cao.} (Muslim)

4- Ăn phần thức ăn gần trước mặt, không với lấy thức ăn ở xa tầm tay hoặc của người bên cạnh hoặc ăn ở giữa trước, theo những gì đã được thuật lại từ ‘Umar bin Abi Salamah đã kể: Lúc tôi còn là đứa trẻ sống dưới sự quản giáo của Thiên Sứ của Allah ﷺ, tay tôi đã loạn xạ trên mâm thức ăn. Thấy vậy Thiên Sứ của Allah ﷺ nói với tôi:

{Này cậu bé, hãy nói Bismillah (khi ăn), ăn bằng tay phải và ăn những gì có trước mặt.} Kể từ đó, tôi luôn ăn như thế. (Ibnu Abi Shaibah).

5- Khi thức ăn bị rơi thì hãy nhặt lại, loại bỏ phần dơ và ăn, bởi được truyền lại từ Anas kể: Thường khi ăn xong là Nabi liếm ba ngón tay của Người và Người nói:

{Khi một miếng ăn của các ngươi bị rơi, hãy nhặt lại mà loại bỏ phần dơ và hãy ăn, chớ đừng bỏ nó cho Shaytan.} (Muslim).

6- Ngồi ăn đàng hoàng, nên tránh việc ngồi ngã người khi ăn, bởi được xác định là Thiên Sứ của Allah ﷺ đã nói:

{Ta không ngã người khi ăn.} (Ahmad, Abu Dawood).

7- Chờ thức ăn bớt nóng, nguội đi chút đỉnh mới ăn, bởi vì điều đó được truyền lại từ Nabi đã nói:

{Và không ăn thức ăn cho đến khi hết bóc hơi nóng.}

8- Đáng ghét cho các hành vi khiến người khác khó chịu như ợ hơi, khạc nhổ, hỉ mũi v.v...

9- Không nên ăn quá nhiều.

10- Sau khi ăn xong, khách mời không nên ngồi lâu với chủ khi không cần thiết mà nên xin phép chủ nhà ra về, theo lời chỉ dạy của Allah Tối Cao:

{và sau khi dùng bữa xong thì các ngươi hãy tranh thủ ra về } (chương 33 - Al-Ahzab: 53). 

Theo Sunnah là sau khi ăn xong là nói Alhamdulillah, cầu xin Allah được hồng phúc, rửa tay, súc miệng.

11- Không chê bai bất kỳ loại thức ăn nào miễn đó là Halal, như Abu Huroiroh đã kể:

{Thiên Sứ của Allah chưa từng chê thức ăn không bao giờ, thấy thích món gì đó thì Người ăn, không thích thì Người bỏ qua.} (Al-Bukhari và Muslim).   


Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB