Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho các thế hệ trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người có Taqwa.

» Video: 7 Bài học từ nhịn chay Ramadan

Sơ lược tiểu sử Imam Abu Dawood

Imam Abu Dawood là một học giả nổi tiếng về Hadith. Ông là một trong Ashab Assunan (những người biên soạn các Sunnah của Thiên Sứ Muhammad) gồm ông, Tirmizdi, Annasa-i và Ibn Ma-jah. 

Tên của bốn bộ sưu tập các Sunnah này là Sunan Abu Dawood, Sunan Tirmizdi, Sunan Annasa-i và Sunan Ibnu Ma-jah. Bốn bộ này cùng với hai bộ Sahih Albukhari và Muslim được coi là sáu bộ Hadith kinh điển về Sunnah của Thiên Sứ Muhammad, một nền tảng giáo lý của Islam đứng sau Kinh Qur’an.

Imam Abu Dawood tên đầy đủ là Sulaiman ibn Ash’ath ibn Is-haq ibn Bashir ibn Shaddad ibn Umar ibnImran Al-Azdi Sajistani.

Imam Abu Dawood sinh ra ở Sajistan, một thành phố nổi tiếng của Khurasan vào năm 202 SCN. 

Ông thuộc bộ tộc Ả Rập, Azd. Mặc dù ông sinh ra ở Sajistan, ông đã dành phần lớn cuộc đời mình tại Basrah, nơi học tập kiến thức Islam vào thời của ông. 

Imam Abu Dawood cũng đi du lịch để thu thập Hadith. Nhiều lần Ông đã nhiều lần đến thăm Baghdad. Ông cũng đã đến Hijaaz, Ai Cập, Al-Jazirah, Nishapur, Syria và Isfahan.

Imam Abu Dawood được Allah phú cho một trí óc xuất chúng. Ông chỉ phải đọc một cuốn sách một lần để ghi lại toàn bộ nội dung của nó vào bộ nhớ của mình. Ông rất thành thạo trong việc phê bình Hadith và là một chuyên gia trong việc phân biệt ngôn từ Hadith để xác định tính chất yếu và khiếm khuyết của  Hadith.

Theo những gì được ghi lại, chỉ có bốn người được công nhận là những người có khả năng bình phẩm về hadith vượt  trội nhất. Họ là Imam Bukhari, Imam Muslim, Imam Abu Dawood và Imam Annasa-i.

Imam Abu Dawood sống trong thời kỳ thế giới Islam đầy rẫy những học giả lỗi lạc và ông có rất nhiều quyền chỉ đạo đối với Hadith. Ông được nhiều người coi là Imam Al-Muhaddithin (tức Imam của những người chuyên về Hadith trong thời đại của mình.

Ngoài chuyên môn về hadith, Abu Dawood còn là một Faqih (nhà luật học) lớn. Ông có cái nhìn sâu sắc về fiqh và Ijtihad. Ông là một người giữ đạo. 

Ông sống một cuộc đời ngoan đạo và khổ hạnh. Ông dành phần lớn thời gian của mình cho việc thờ phượng, hành đạo và tưởng nhớ Allah. Ông luôn tránh xa những người có cấp bậc, tránh xa sự đồng hành với những người chức quyền.

Người ta nói rằng Imam Abu Dawood thường mặc áo với ống tay áo rộng và ống còn lại có kích thước vừa. Khi được hỏi về lý do của sự kỳ quặc này, ông trả lời: “Để lưu trữ các ghi chú Hadith. Tôi coi việc nới rộng ống tay áo kia một cách không cần thiết là một sự ngông cuồng”. Không rõ Imam thuộc trường phái tư tưởng nào. Một số học giả nói rằng ông là một nhà luật học thuộc trường phái Hambali, những người khác coi ông như một nhà luật học của trường phái Shafi’y.

Imam Abu Dawood đã nghe Hadith từ 300 người là thầy của ông. Trong số đó là Imam Ahmad ibn Hanbal – Imam của trường phái Hambali, Is-haq ibn Rahawaiy, Abu Thaur, Yahya ibn Ma’in. Trong số các học trò của Imam Abu Dawood có các học giả như: Ibn Arabi, Abu Ysa Attirmizdi và Abu Abdur-Rahman Annasa-i.Họ là người truyền tải tác phẩm nổi tiếng của ông “Sunan Abu Dawood”. Và Imam Muslim cũng là một trong những học trò của ông.

Các tác phẩm tiêu biểu của Imam Abu Dawood gồm Kitab Al-Radd Ala Ahl Al-Qadar, Kitab Al-Masa'il, Musnad Malik, Kitab Al-Marasil, Sunan Abu Dawood. Trong đó, Sunan Abu Dawood là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.

Trong chuyến đi đến Basra, Kufah, Damascus, Baghdad, Balkh và các thành phố khác, Abu Dawood đã tổng hợp nhiều Hadith từ các nguồn khác nhau, chủ yếu từ Albukhari.

Bộ sưu tập Sunan của ông không giới hạn trong ba loại Hadith; Sahih (được tham chiếu), Hassan (được chấp nhận), Da’eef (yếu), mà còn có các Hadith có thể xảy ra sự gây tranh cãi.

Cuối cùng, Imam đã tổng hợp 4800 Hadith từ 500 nghìn Hadith mà ông thu thập được ban đầu cho bộ sưu tập Sunan của mình. Trong đó, ông đã đề cập đến tất cả các Hadith mà các học giả đã trích dẫn và thảo luận về chúng mà sau này trở thành Hadith của các chỉ thị. Người ta nói rằng ông chỉ quan tâm đến các Hadith của chỉ thị và không bao gồm các Hadith của kỷ luật và đức tính tự giác.

Bộ sưu tập Sunan của Abu Dawood được sắp xếp dưới dạng nhiều tập. Nó bao gồm 1871 tập chia thành 35 cuốn. Về bộ sưu tập Sunan của mình, Imam Abu Dawood nói: “Trong bộ sưu tập của tôi, tôi đã tìm cách giải thích những sai sót trong Hadith Da’eef (Hadith yếu), nhưng nếu tôi không giải thích bất cứ điều gì thì Hadith vẫn hợp lệ.”

Imam Abu Dawood đã hoàn thành việc biên soạn tác phẩm Sunan này tại Baghdad vào năm 241 sau công nguyên. Ông đã trình bày bộ sưu tập sau khi hoàn thành nó cho người thầy yêu quý của mình Imam Ahmad ibn Hanbal, người mà đã rất hài lòng về bộ sưu tập này của ông.

Sunan Abu Dawood là một bộ sưu tập quan trọng về Hadith. Hầu hết các học giả đã xếp nó vào vị trí thứ ba trong số sáu bộ sưu tập về Hadith được cho là chân thực nhất như đã được đề cập. Tức nó chỉ đứng sau Sahih Albukhari và Sahih Muslim.

Các học giả chuyên về Hadith đã có những phát biểu liên quan đến bộ Sunan Abu Dawood, tiêu biểu như:

Học giả Al-Khattabi nói: “Sunan Abu Dawood là một biên soạn xuất sắc. Cho đến nay, không có công trình song song nào như vậy được sản xuất trong kiến thức tôn giáo. Nó đã trở nên phổ biến chomọi người và có một vị trí quyết định trong số các tầng lớp học giả (Ulama’) và các học luật gia (Fuqaha’). Tất cả đều được hưởng lợi từ nó. Người dân Iraq, Ai Cập, Ma-rốc và hầu hết các quốc gia đều dựa vào nó.”

Học giả Ibn Al-Jawzi nói:“Abu Dawood là một tiến sĩ lỗi lạc của Hadith và là một học giả xuất sắc. Chưa có ai biên soạn sách như Sunan của ông.”

Học giả Ibn Kathir nhận xét: “Sunan Abu Dawood được coi là một tác phẩm nổi tiếng và được yêu thích trong giới học giả.”

Bản thân Imam Abu Dawood đã tuyên bố:“Từ cuốn sách này của tôi có bốn 4 hadith đủ cho một người thông minh và sâu sắc. Đó là:

1- Hadith ‘Quả thật mọi việc làm đều bằng sự định tâm’ tức mọi hành động chỉ được đánh giá bằng ý định. 

2- Hadith ‘Một phần trong việc tuân thủ tốt đạo Islam của một người là y từ bỏ điều vô nghĩa đối với mình.’ 

3- Hadith ‘Không ai trong các ngươilà người có đức tin hoàn thiện trừ khi y yêu thương người anh em đồng đạo của mình như yêu thương chính mình.’ 

4- Hadith‘Quả thật, điều Halal rõ ràng và điều Haram rõ ràng, giữa hai điều này là những vấn đề Shubhah (đáng ngờ). Bất kỳ ai tránh xa những vấn đề Shubhah này đã bảo vệ được tôn giáo của mình’.”

Bộ sưu tập Sunan Abu Dawood là một nguồn tài liệu đóng vai trò là trọng tài cho sự bất đồng giữa các luật học gia ‘Fuqaha’.

Nói về các sách giảnggiải bộ sưu tập Sunan Abu Dawood, đã có nhiều học giả viết những cuốn sách giải thích về Sunan Abu Dawood, tiêu biểu: “Ma’alim Sunan” của Abu Sulaiman Al-Khattabi, qua đời năm 388 AH, “’Murqah Al-Su’ud Ila Sunan Abi Dawood” của Assuyuti, qua đời năm 911 AH, “Fat-h Alwadud” của Assandi, qua đời năm 1138 AH, và “Aunu Al-Ma’bud” của Muhammad Shams Al-Haq Al-Azhim Al-Aba-di, qua đời năm 1329 AH.

Imam Abu Dawood qua đời tại thành phố Basrahvào thứ sáu ngày 16 tháng 6 năm 275 sau công nguyên ở tuổi 72 sau một cuộc sống đầy kiến thức và thực hành theo Sunnah, điều này khiến ông trở thành một điển hình nổi bật trong việc tuân theo Sunnah của Thiên Sứ Muhammad.

Đến đây là kết thúc phần sơ lược tiểu sử Imam Abu Dawood, cầu xin Allah thương xót ông và chấp nhận những cống hiến của ông cho tôn giáo Islam cũng như những ai đi theo đường lối Sunnah của Thiên Sứ Muhammad và các vị Sahabah của Người.

Đăng nhận xét

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Mới hơn Cũ hơn
Hãy chia sẽ bài viết đến mọi người⭒♡⭒
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRANG WEB